Page 239 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 239

5.           TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI GIA RAI

   Ũ  Vài nét về trang phục

      Trang  phục  của  dân  tộc  Gia  Rai  có  nhiều  điểm  tương
   đồng với  các  tộc  ngưòá  khác  ớ Tây  Nguyên  nhưng vẫn  có
   những nét riêng trong cách tạo hình và trang trí hoa văn.
       Người  Gia  Rai  biết  cách  kết  hợp  bốn  màu  sắc  cơ bản
   đỏ,  đen, vàng,  trắng và  dệt đan  xen  nhau  để màu  này tôn
   lên màu kia, các màu đứng găn nhau nhưng không đối chọi
   nhau trên màu nền là màu chàm truyền thống.
       Để  có  những  tấm  vải  thổ  cẩm  đẹp  với  những  đường
   nét hoa văn độc đáo là cả một quá trình lao động khá công

   phu  và  mệt  nhọc,  quá  trình  này  gồm  nhiều  bộ  phận  rời
   nhau và chỉ khi dệt chúng mới được liên kết lại thành một
   hệ thong.
       Bộ  khung  dệt  người  Gia  Rai  gọi  là  mrai,  cấu  tạo  gồm
   hai  đoạn  nứa  tròn  dài  khoảng  l,2m  [khoóng  trên  và
   khoóng  dưới),  một  khoáng  được  áp  vào  lòng  người  dệt;
   một khoóng được treo cố định ở trên cao, có thể là xà nhà,
   trong khi dệt. Trước khi dệt, sợi dọc được giăng thật thẳng
   thành  một  vòng  kín,  sắp  xếp  làm  hai  tầng  trên  và  dưới,
   ngăn cách bởi một thanh gỗ gọi là chor hay chrkô.  Khi luồn
   sợi ngang sang để liên kết với các sợi dọc, có một thanh gỗ
   khác dùng để dập sợi ngang áp sát vào nhau, gọi là prư.
       Phụ  nữ Gia Rai không dệt trên khung cửi cố định. Việc
   giăng  sợi  thành  một  thảm  chỉ  dọc  trước  mặt  người  dệt
   được làm từ trước, sau đó người dệt ngồi một chỗ, đan sợi

   chỉ ngang qua thảm chỉ dọc đã định hình. Khi các sợi được
   giăng  lên  là  có  sự  tham  gia  của  các  bộ  phận  rời  trong

                                                          2391
   234   235   236   237   238   239   240   241   242   243   244