Page 243 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 243
đường ngoằn ngoèo, uốn lượn thành một dải ngang trên và
dưới hoa văn chính. Trên thân váy, hoa văn pnga tơnga
được trang trí thành từng cặp và cũng là hoa văn chủ đạo,
được dệt lặp đi lặp lại trong một ô hình chữ nhật và bố trí
thành dải ngang.
Khác với hoa văn trên váy phụ nữ, hoa văn trên khố
nam giới khá đơn giản, tập trung chủ yếu ở phần chân khố
và được dệt theo dải ngang. Hoa văn chủ đạo là mô típ rau
dớn được dệt ở vị trí trung tâm, có các dải hoa văn nhỏ dệt
đối xứng với hoa văn trung tâm. Ngoài ra, còn có các dải
hoa văn phụ dệt cách điệu hình mắt chim, tạo sự tách biệt
các dải hoa văn khác nhau khiến phần chân khố thêm nổi
bật. Để trang trí cho chiếc khố thêm đẹp, người ta còn gắn
lên đó hạt cườm, các rua đỏ, rua đen...
Nhìn chung, hoa văn trên trang phục của người Gia Rai
khá đa dạng về mô típ và màu sắc: hoa văn hình học, hoa
văn hình người và hoa văn hình động vật, thực vật.
Trong trang phục của người Gia Rai, hoa văn hình động
vật - thực vật trên quần áo là phổ biến nhất, trong đó phải
kể tới hoa văn hình cây rau dớn (k’toanh). Đây là loại rau
liên quan mật thiết với người Gia Rai, ngay từ khi tộc
người này bắt đầu sinh sống trên mảnh đẩt Tây Nguyên.
Ngoài ra, còn có một số hoa văn trang trí hình hoa trái
kdăk, hoa văn chân rết (lê pan), hoa văn hình mắt chim
(mta buh), hoa văn hình con chó, hình con rùa...
Hoa văn hình người (mơ nuih) là loại hoa văn dệt khá
phức tạp, đòi hỏi trình độ tay nghề của người dệt và tùy
vào trang phục mà họ sử dụng kỹ thuật đục thủng vải tạo
thành hình người với các kiểu khác nhau như hình người
2431