Page 226 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 226

TÍN  NGƯỠNG Cư DÂN  VEN  BlỀN  QUẢNG NAM - ĐÀ NẨNG


              Sự  hiện  diện  của  các  sinh  hoạt  văn  hoá  nghệ  thuật

        trong  đời  sốhg cộng  đồng  dân  biển  còn  có  nghĩa  xác  nhận
        một  vai  trò  rất  quan  trọng  nữa  của  tín  ngưỡng.  Đó  là  môi
        trường bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật của dân biên
        Quảng  Nam  -  Đà  xẵng.  Chính  trong  các  hoạt  động  thể
        hiện niềm tin là lễ hội, phong tục và nghi lễ;  các hình thức
        diễn xướng cổ truyền:  hát bã trạo, hò khoan, hát tuồng; các

        trò đua tài, thi khéo như đua ghe,  lắc thúng,  thi vá lưới,  đã
        được  thể  hiện  một  cách  tổng  thể,  tạo  nên  cuộc  đại  diễn
        xướng  mang tính  phong  tục,  nghi  lễ,  không cần  "kịch  bản
        sân  khấu  hoá",  nhưng  vẫn  tái  hiện  được  hiện  thực  cuộc
        sống,  đời sông tinh thần,  tâm linh của cộng đồng dân biển,

        kể cả những phong tục nghi lễ cổ xưa.
              Ngày nay,  một sô" hình thái  tín  ngưỡng tôn  giáo,  ngoài
        giá  trị  về văn hoá  nghệ  thuật,  còn có  giá  trị  về văn  hoá  du

        lịch,  cũng là một dạng hoạt động văn hoá của con ngưòi,  mà
        thông  qua  đó,  các  giá  trị  vàn  hoá  nghệ  thuật  truyền  thổhg
        cộng  đồng  đưỢc  khơi  nguồn  và  phát  triển,  sống  động  trong
        cuộc  sốhg  thòi  hiện  đại.  Dạng  hoạt  động  văn  hoá  này,  một
         mặt,  cũng nhằm  thực hiện chức  năng cao cả của văn hoá  là

        chức  năng  giải trí,  chức năng giáo  dục,  chức  năng thẩm  mỹ
        góp phần hoàn thiện con người,  mặt  khác  cũng là  một cách
        thức  giữ  gìn các  giá  trị,  di  sản  văn  hoá.  Điều  này  có nghĩa,
        tín ngưởng tôn giáo còn mang trong mình một giá trị văn hoá
         đặc biệt - giá trị kinh tế, tham gia vào sự phát triển xã hội.


                                      2  2  6
   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231