Page 230 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 230
TÍN NGƯỠNG Cư DÂN VEN BlỂN QUẢNG NAM - ĐÀ NẲNG
Các không gian thò phụng của cộng đồng dân biển, dù quy
mô không to lớn như đình, chùa thì đó cũng là những nơi
mà từng cái cây, ngọn cỏ, mọi di vật, nghi trượng gắn liền
với di tích thò phụng đều được gìn giữ để đảm bảo tính
thiêng, và suy ra thì đó cũng là bảo vệ môi trường sinh
thái đê mưu cầu một cuộc sông bình an, phồn thịnh cho
cộng đồng người đang sông.
Xhư thế, với tư cách là sản phấm hoạt động văn hoá,
các hình thái tín ngưỡng của cộng đồng dân biển Quảng
Xam - Đà xẵng đã có mốĩ tương tác với môi trường tự
nhiên. Sự tương tác ấy diễn ra ơ hai phương diện: bảo uệ ưà
phát triên. Với tâm lý thực dụng, cộng đồng đã viện đến
Thần, Xgười, Mẫu... mong các đôl tượng này phát huv năng
lực để bảo vệ bốỉ cảnh môi sinh cho con người (cho dù là vô
thức). Sự thực hành tín ngưỡng bằng các phong tục và nghi
lễ. lễ hội có mục đích để con người và phương tiện sản xuất
được bảo vệ. đê môi trường sống với các yếu tô" thuận lợi
được phát huy. Các vị thần linh được dân biển vin dựa đã
trở thành các biểu tượng thiêng bảo vệ sự sổhg và ban
phưóc, song cũng sẽ trừng trị, nếu con người tỏ ra bất kính
(chẳng hạn như xâm phạm hoặc phá hoại lăng, miếu, nơi
thần ngụ). Vì vậy, cộng đồng làm biển đã tự nguyện gắn bó,
ràng buộc mình vào nghĩa vụ bảo vệ các biểu tượng thiêng
mà không cần phải kiểm tra đôn đô"c, qua đó là gián tiếp
góp phần bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái.
- 2 3 0