Page 71 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 71

phạt tử hình, nếu bị coi là làm tổn hại phẩm giá của tử tù
          thì việc không áp dụng hình phạt này cũng có thể bị coi là
          làm tổn hại phẩm giá của nạn nhân.
             Đáp  lại  quan  điểm  trên,  những  người  phản  đối  hình

          phạt  tử  hình  cho  rằng,  thực  tế cho  thấy  không  có  hình
          thức  hành  quyết nào là  hoàn toàn  không  đau  đớn với tử
          tù,  mà  chỉ có  mức  độ  (chủ yếu thể hiện  ở thời  gian  phải
          chịu đựng) đau đốn là khác nhau. Thêm vào đó, ngoài nỗi
          đau thể chất còn có nỗi đau tinh thần mà những tử tù và
          người  thân của  họ  phải  gánh  chịu.  Vói  những tử  tù,  nỗi
          đau thể chất chỉ diễn ra rất nhanh khi họ bị hành quyết,
          nhưng sự khủng hoảng tinh thần suốt thòi gian chò đợi thi
          hành án (bắt đầu từ khi bị tuyên án và kéo dài tới khi họ
          bị hành quyết, mà có trường hỢp lên đến cả chục năm) mới
          thực sự khủng khiếp.  Đối với gia đình tử tù, nỗi đau tinh
          thần  thậm  chí  còh  đeo  đẳng  họ  đến  nhiều  năm  sau  khi
          người thân bị thi hành án và không chỉ ảnh hưỏng tối một
          thế hệ.  Chính vì vậy,  đây cũng là một vấn đề quan trọng

          gây chia rẽ trong các xã hội liên quan đến việc duy trì hay
          xóa bỏ hình phạt tử hình.
             ở  một góc độ khác,  những tranh luận xoay quanh câu
          hỏi liệu hình phạt tử hình có kích động tâm lý hận thù và
          phá hoại những giá trị khoan dung, nhân đạo trong xã hội
          hay không?
             Về câu  hỏi trên,  có  quan  điểm cho rằng việc tử  hình
          những kẻ phạm tội  ác nghiêm trọng là để mang lại công
          lý  cho  nạn  nhân  và  gia  đình  họ  và  để  ngăn  chặn  tội

          phạm, và do đó gián tiếp có tác dụng bảo vệ nền tảng và


          72
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76