Page 119 - Quyền Sống Và Hình Phạt Tử Hình
P. 119
răn đe và làm giảm hiệu quả của công cuộc phòng chống
tham nhũng hiện nay. Nếu không tử hình những đối
tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tức là tôn trọng
quyền con người cho những đối tượng này sống cũng đồng
thòi với việc coi thường mạng sống của những nạn nhân
đã bị các đối tượng này tước đoạt trực tiếp và gián tiếp
một cách trái pháp luật; Việc tăng hình phạt tù sẽ làm
tăng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, vật lực của Nhà nưốc
cho việc quản lý các đốì tượng này, tức là đã bắt người dân
“nai lưng” ra làm đóng thuế nuôi những kẻ phạm tội,
trong khi những khoản tiền đó cần đầu tư cho phúc lợi xã
hội hơn; Điểu kiện nước ta chưa phát triển bằng các nước
đã xóa bỏ hình phạt tử hình, hay thậm chí là ở các nưốc
phát triển vào hàng bậc nhất như Hoa Kỳ thì vẫn giữ lại
hình phạt tử hình thì tại sao nước ta lại bỏ hình phạt
pày?, V.V..
2.3. Các quan điểm về việc giảm số Iượng tội
danh có mức án tử hình
Tại hội thảo nghiên cứu hoàn thiện Bộ luật hình sự
do Chương trình Phát triển Liên hỢp quốc (UNDP) và Bộ
Tư pháp tổ chức vào tháng 11 năm 2014, Ban soạn thảo
Bộ luật hình sự sửa đổi cho rằng, tỷ lệ 22/272 tội có mức
án tử hình, chiếm 8% tổng số các tội danh trong Bộ luật
hình sự của Việt Nam hiện nay là cao, vì thế cần thu hẹp
phạm vi áp dụng hình phạt tử hình đồng thòi với việc
thắt chặt hơn các điểu kiện áp dụng hình phạt này.
Trong hội thảo, các chuyên gia đã đề xuất giảm 09 tội
120