Page 337 - Phòng Và Chữa Các Loại Đau Đầu
P. 337
PHÒNG VÀ CHỮA CÁC BỆNH ĐAU ĐẦU
một bảng lâm sàng tổng hợp của viêm động mạch thái
dương giai đoạn muộn (III) sau đây:
+ Đau đầu: thường ở một bên thái dương, lan ra
trán và hổc mắt, cường độ đau mạnh, dữ dội
trong cơn, đau xói như khoan dùi, khoảng cách
giữa các cơn vẫn còn đau nhẹ, nhịp điệu xuất
hiện cơn thường là hàng ngày.
+ Rối loạn mắt (giảm thị lực...).
+ Trạng thái toàn thân giảm sút (mệt mỏi, chán
ăn, sút cân...).
+ Động mạch thái dương nổi gồ (nhưng không
sốt), to, dày, cứng, ngoằn ngoèo, ấn đau, mạch
đập yếu hoặc mất.
+ Phân ly SLBC và TĐLHC (sô" lượng bạch cầu
bình thường và tốc độ lắng hồng cầu tăng cao).
+ Hình ảnh tổn thương giải phẫu bệnh lý động
mạch thái dương bên đau có biểu hiện của
quá trình viêm thành mạch mạn tính: lớp áo
trong và áo giữa dày, tăng sinh, xơ hoá, xâm
nhập tế bào viêm, đặc hiệu thường có tổn
thương màng chun trong, lòng động mạch chít
hẹp hoặc cục nghẽn tắc trong lòng động mạch.
+ Tuổi mắt bệnh thường trên 40.
3. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi có mấy ý
kiến sau:
a. Đau đầu Horton thường ở tuổi trung niên, nhưng
vẫn có thể gặp ở cả người trẻ. Viêm động mạch thái
dương không phải là hiếm trong lâm sàng thần kinh và
nội khoa chung, nhất là thể mạn tính (giai đoạn muộn)
thường dễ bị bỏ qua. cần chú trọng phát hiện để cấp cứu
337