Page 157 - Phát Triển Bền Vững Và Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Miền Núi
P. 157

r _____



     •Kết hợp trong thòri gian chữa bệnh cho bệnh nhản, nói ro cho
   gia đình hiểu các điều cần biết về sốt rét (nguyên nhân bệnh,  kí
   sinh trùng  sốt rét, cho xem cả trong lam  máu kí sinh trùng, vai
   ưò con muỗi, cách xử trí muỗi, bọ gậy. ngủ nằm màn có tấm per-
   methrin,  phát quang chung quanh nhà, vệ sinh trong nhà, ngoài
   vườn, v.v..).
      Thông  báo  khẩn  cho  trung  tâm  y  tê  huyện  và  trung  tâm  dự
   phòng tỉnh biết như một báo dịch. Sau cơn sốt, tiếp tục duy trì chữa
   củng cố, dự phòng tái phát và theo dõi lâu dài bệnh nhân. Nhân dịp

   có bệnh nhân này mở đợt phát động nhân dân toàn xã hiểu biết về
   bệnh sốt rét và các biện pháp dự phòng dịch sốt rét có thể xảy ra.
   Vận động nhân dân tích cực diệt muỗi, dự phòng luôn  bệnh  sốt
   xuất huyếi, hai bệnh đều có trung gian truyền bệnh là muỗi.
      Với phương pháp làm việc như trên, có thể tránh được vụ dịch
   sốt rét cho xã. Ở miền núi, nếu Trạm y tế các xã đều làm như trên
   thì có nhiều khả năng khống chế dược bệnh sốt rét một cách tiết
   kiêm, có hiệu quả nhất, khống chế được một tai họa đã có từ xa
   xưa ở Việt Nam. Có thể khẳng định là các trạm y tế xã có một vai

   trò quan trọng, không thể thiếu được trong sự nghiệp phòng và
   chống sốt rét, sốt xuất huyết ờ Việt Nam.
       Nói  tóm lại,  lồng ghép là một phương pháp làm việc tốt, có
   hiệu  quả  trong  ngành  y  tế miền  núi,  cũng  như trong  cả  nước,
   trong tất cả mọi  lĩnh  vạc  chăm  sóc  sức khỏe cho nhân  dân.  Nó
   cũng có thể áp dụng trong nhiều khu vực hoạt động ngoài ngành
   y tế, ở các nước đang phát triển.

      c)   Một tập quán làm việc tốt của các trạm y tế là báo cáo với
   cấp có thẩm quyền các công việc hàng ngày, các việc bất thường

    158
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162