Page 160 - Phát Triển Bền Vững Và Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Miền Núi
P. 160
về chiến lược con người chưa được bàn đến nhiều trong xã hội;
vị trí quan trọng của Trạm y tế cơ sở chưa được nhân thức sâu sắc
trong toàn ngành y tế và nhiều ngành chức năng khác, dần đến
nhân thức của các cấp chính quyền về trách nhiệm xây dựng
Trạm y tế còn rất hạn chế; việc xây dựng ngân sách cho trạm y tế
xã chưa được chú ý đầy đủ, nên nhiều khi việc giải quyết chắp vá
và tùy tiện.
ở miền núi, nhà nước đầu tư cho ngân sách Trạm y tế xã mỗi
nãm tối thiểu 2000-5000đ/đầu người, cho c á c chi tiêu nghiệp vụ
thường xuyên ở Trạm (ngoài phần chi cho lương, các phúc lợi
như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền phụ cấp trực...).
Ở miền núi, mặc dầu vẫn duy trì chế độ bao cấp, chãm sóc sức
khỏe cho một bộ phân lớn nhân dân nghèo khổng mất tiền, trạm
y tế xã cũng như các cơ sở y tế khác, cũng phải chuyển dần sang
chế độ dịch vụ còng cộng đạc biệt vì phúc lợi cùa nhân dân, hạch
toán kinh tế lấy thu bù chi, nhưng không kinh doanh vì lợi nhuận,
có trợ cấp một phần ngân sách, không phải đóng thuế; chếđộ này
áp dụng cho những người không phải trong diện nghèo theo quy
định. Chế độ mới này sẽ giúp cho ngành y tế các điều kiện để tiến
lên, khỏi các sự ràng buộc của chế độ xin-cho; ngược lại ngành
y tế phải nhanh chóng xây dựng một đề án dổi mới tổ chức và
phương thức hoạt động phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong các điều kiện của một
nước đang phát triển như Việt Nam. Tất nhiên ỉà trong sự đổi mới
này phải thực hiện viộc cải cách hành chính, quy chế công chức,
cải thiện hợp lí 'đời sống người lao động trong ngành y tế, tham
gia xây dựng một xã hội học liên tục. Đây là một yêu cầu mới,
vô cùng khó khăn đối với y tế miển núi, cũng như y tế cả nước,
161