Page 218 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 218

Dưới đây là một số gợi mở để tham khảo:

            - Bài thơ tạo dựng được một bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ với tầm
        vóc mênh mang vô biên, đậm chất Đường thi.  Chất liệu để tạo nên bức tranh đó
        là hệ thống các hình ảnh ước lệ thường được sử dụng trong thơ cổ:  Tràng giang;
        thuyền vế,  nước lại; nắng xuông,  trời lên; sông dài,  trời rộng; mây đùn núi bạc;
        bóng chiều; vời con nước; khói hoàng hôn,...  Bức tranh ấy hiện dần lên qua các
        khổ thơ, càng lúc càng thêm đậm màu cổ điển.
            -  Bài thơ có tựa đề  là  Tràng giang,  câu thơ đầu  tiên nhắc  lại  tựa đề  (Sóng
        gợn tràng giang buồn điệp điệp).  "Tràng giang" chứ không phải  "trường giang"
        mặc dù hai từ đều có chung một nghĩa. Nhờ cách điệp vần  "ang",  "tràng giang"
        góp  phần  tạo  nên  dư  âm  vang  xa,  trầm  buồn  của  câu  thơ mở đầu,  tạo  nên  âm
        hưởng chung cho giọng điệu của cả bài thơ, đặc biệt nó khơi gợi được xúc cảm
        và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian.
            - Huy Cận cũng như phần đông các thi sĩ trong phong trào Thơ mới đều chịu
        ảnh hưởng khá rõ của thơ tưọng trưng phương Tây thế kỉ XX. Tuy vậy, Huy Cận
        còn là người rất thích thơ Đường và trân trọng vốn thi ca dân tộc. Trong sáng tác
        của ông, người ta dễ dàng cảm nhận được dấu ấn Đường thi, cũng như thơ tượng
        trưng Pháp. Có điều đáng chú ý là chúng đã được Việt hoá, nói cho đúng hơn là
        đã được Huy Cận hoá một cách nhuần nhị.
            Nghệ thuật đối,  dù đã được vận dụng uyển chuyển,  linh hoạt, không khuôn
        sáo, cứng nhắc nhưng vẫn giúp tạo ra không khí trang trọng và sự cân xứng, nhịp
        nhàng  cho  thơ.  Bên  cạnh  đó,  nghệ  thuật  dùng  từ  láy  như  "điệp  điệp",  "song
        song",... cũng có hiệu quả nhất định gợi âm hưởng cổ kính.
            - Trong khổ thơ thứ hai,  chính Huy Cận đã thừa nhận:  ở trong câu  "Lơ thơ
        cồn nhỏ gió đìu hiu", ông đã học chữ "đìu hiu"  trong bản dịch  Chinh phụ ngâm
        (Non Kì quạnh quẽ trảng treo - Ben Phì gió thoi đìu hiu mấy gò).  Hơn thế, các
        hình ảnh đối  lập, hình ảnh chợ chiều vãn gợi  cái buồn da diết, không gian vắng
        lặng, cô tịch rất cố điển.
            -  ở  khổ thơ thứ ba và khổ cuối đều có thể tìm thấy những nét gợi  lên hình
        ảnh bức tranh thiên nhiên thưòng gặp trong thơ xưa.  Bài thơ có ý vị cổ điển, tạo
        được những âm hưởng kì lạ do tác giả chọn được thể thơ thích hợp, vận dụng tự
        nhiên lối đối, sử dụng có hiệu quả với tần số cao hệ thống từ láy (10 lần trong  16
        dòng thơ) và cách ngắt nhịp truyền thống. Chất cổ điển của bài thơ đặc biệt rõ ở
        câu thơ cuối. Thôi Hiệu nhìn khói sóng mà nhớ đến quê hương - Hoàng Hạc lâu,
        Huy Cận không cần có khói sóng - tức không cần cái gợi nhớ - mà lòng vẫn dợn


        218
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223