Page 179 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 179
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về các tác giả Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy
Tưởng và hai tác phẩm: truyện ngắn Chừ người tử tù, vở bi kịch lịch sử Vĩnh biệt
Cửu Trùng Đài, thí sinh biết cảm nhận, so sánh để làm rõ vẻ đẹp của hai nhân
vật: quản ngục và Đan Thiềm - những người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhimg cần làm nổi bật các ý sau đây:
* Giới thiệu khải quát:
- Tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù, nhân vật viên quản ngục.
- Tác giả Nguyễn Huy Tưởng, tác phẩm Vũ Như Tô, nhân vật Đan Thiềm
trong đoạn trích.
* Cảm nhận vẻ đẹp của hai nhãn vật:
- Vẻ đẹp của nhân vật viên quản ngục:
+ Có sở thích cao quý: biết say mê và quý trọng cái đẹp, có tâm hồn nghệ
sĩ, khao khát cái đẹp (đưa và phân tích dẫn chứng).
+ Biết cảm phục tài năng, nhân cách và có tấm lòng biệt nhõn liên tài (đưa
và phân tích dẫn chứng).
Đánh giá:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: bút pháp lãng mạn (thủ pháp đối lập, lí
tưởng hoá), đặt nhân vật trong tình huống độc đáo.
+ Thái độ của nhà văn: khẳng định trong mỗi người đều ẩn chứa tâm hồn
yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được
phẩm chất, nhân cách.
- Vẻ đẹp nhân vật Đan Thiềm:
+ Là người trân trọng, dam mê, hết mực yêu quý cái tài - tài năng sáng tạo ra
cái đẹp, hết lòng bảo vệ, sẵn sàng chết cho cái tài (đưa và phân tích dẫn chứng).
+ Là người tỉnh táo, sáng suốt, thức thời, biết thích ứng với hoàn cảnh (đưa
và phân tích dẫn chứng).
Đánh giá:
+ Nghệ thuật: Vẻ đẹp của nhân vật được bộc lộ qua ngôn ngữ, hành động
kịch điêu luyện có tính tổng hợp, hành động cao, không gian cung cấm với các
tên đất, tên người cụ thể, gợi không khí lịch sử.
+ Thái độ của tác giả: vừa bày tỏ sự trân trọng, cảm mến, cảm thông vừa bày
tỏ sự không đồng tình đối với nhân vật bi kịch.
179