Page 152 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 152
... trong lữ í sứ V ư tN a m 153
Nghĩa là:
Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai
Ông Huy phê: “Câu này kém sắc sảo, không hay
bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này
sẽ làm nên. cuộc sống sẽ chu toàn!”
Sau đó, lại có một người học trò khác đối ràng:
Phân bất uy quyền dị sử nhân
Nghĩa là:
Phân cứt chẳng uy quyền ^ mà dễ sai khiến người
Ồng Huy phê: "Sau giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu!"
Quả nhiên, mấy năm sau, Nguyễn Giản Thanh thi đỗ
thủ khoa, rồi vào năm E)oan Khárứi thứ 4 (1508) khi vua
Lê Uy Mục mở khoa thi Mậu Thìn, lấy đỗ tiến sĩ 54
người, Giản Thanh đậu Trạng nguyên, làm quan với nhà
Lê 20 năm, làm đến chức Đông các Đại học sĩ, nhưng vì
say đắm cô gái đẹp ở kúih thành mà đến ô danh bại giá.
Còn Chiêu Huấn chỉ đỗ Bảng nhân nhưng làm quan và
sống yên ổn, không xảy ra chuyện ^ cả. Riêng người học
trò kia sau củng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai
cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi.
Nói đến Trạng Me Nguyễn Giản Thanh, không mấy
ai quên nhắc tới ‘Trạng Ngọt”, và từ bao đời nay dân
gian vẫn lưu truyền sự tích “Trạng Me đè Trạng Ngọt".
ở làng Như Nguyệt (tên nôm là làng Ngọt) thuộc
huyện An Phong, trấn Kinh Bắc, có một học trò giỏi
tên là Hứa Tam Tỉnh. Tam Tỉnh văn hay chữ đẹp, ứng
đáp như thần, ở khoa thi năm Mậu Thìn, niên hiệu
Đoan Khánh thứ 4 đời Lê Uy Mục, các quan ữường đã
dự định lấy Hứa Tam Tỉnh đậu Trạng nguyên, Nguyễn