Page 143 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 143
144 ^ liữ n g TratìỊ ngiiyên Jàc ỉìiêt...
dân” cũng rất gian nan. Lợi dụng từ thời chiến chuyển
sang ứiờỉ bình giở trò xu nịnh, gây bè, kéo cánh, mua
danh, bán tước, cậy quyền, cậy thế hà hiếp người lương
thiện, lạm dụng chức quyền, tham ô, nhũng nhiễu dân
lành, làm cho người trung nghĩa muốn vạch mặt
những tên tham ô những kẻ làm ăn bất chính đương
nquyền, gây cho lòng dân không yên. Nếu cứ để tình
trạng đó kéo dài thì triều đình khó bề an dân, mà còn
đưa xã tắc đến tiêu vong, vấn đề đó làm cho vua Lê
Thánh Tông bức xúc không yên đả phải thốt lên:
‘Trẫm lo lắng cho cái thói tham lam làm đổi thay
phong tục, nên đặt chức Đình úy để xét tra những điều
gian dối của bọn quan lại, thưởng người liêm khiết để
khuyến khích họ làm những việc tốt. Thế nhưng người
có chííc vị vẫn không trong sạch, gió thổi bóng theo.
Bọn viên chức nhỏ tự làm những điều ô nhục, ngày
càng lan tràn. Dân càng nghèo mà đóng góp ngày càng
lắm. pháp luật càng nghiêm mà kẻ gian ngày cềmg
nhiều. Việc quân cơ, việc chính sự biến đổi rối rắm.
Của cải xuất kho lại rơi vào tay bọn thcun nhũng, thật
chẳng có lúc nào mà quá như lúc này.
Hãy nêu lên cái nguyên nhân sinh ra những tệ hại
ấy và bằng cách nào để sửa đổi và có tin là sửa đổi
được không?”.
Vũ Kiệt trả lời:
‘Thần cho rằng: câu hỏi của bệ hạ là muốn để tâm
làm trong sạch mọi giòng vẩn đục, và mong muốn các
quan noi theo đó để làm chuẩn mực. Thần n ^e lời giải
thích frong kinh Xuân Thu "sự thành bạl của quốc gia là
xuất phát từ sự trung thực hay gian tà của các quan”.