Page 139 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 139
140 ^ Itữ n Ị TraiiỊỊ nguyên ắàc hiỉt...
về Hán học, sử học và văn học (đó cũng là điều kiện để
vượt qua hai kỳ thi Hương, thi Hội) mà còn đòi hỏỉ
phải có sự hiểu biết tình hình của đất nước và vận
dụng tri thức của mình để lý giải, để đề ra kế sách giải
quyết những vấn đề của thực tế, đó là phần thời vụ
sách của bài văn sách thỉ Đình. Ngày mồng 7 tháng 4
năm Nhâm Thìn (1472), tại kỳ thi Đình, vua Lê Thánh
Tông ra đề thi hỏi về sách lược đế vương trị nước. Bài
ván sách thi Đình của Vũ Kiệt được chấm xuất sắc và
được ừiều đình coi như một kiệt tác nói về sách lược
để trị nước, an dân và bcú văn sách được lưu truyền
làm mẫu mực cho các sĩ tử sau này học tập. Vũ Kiệt
đã vượt qua kỳ Đình đối với bài văn sách dài hơn chục
nghìn chữ, vượt xa mức quy định tối thiểu (là ba nghìn
chữ) nhiều lần, tất nhiên trong phạm vi thời gian một
ngày, lại bị cắt đoạn bằng nhiều nghi thức, và bị khống
chế ở những câu hỏi, bài Đình đối sách văn không thể
phản ánh đầy đủ tư tưởng trí tuệ của người thi nhưng
trong phạm vi một bàl văn, Vũ Kiệt đã tạo đến đỉnh
cao nhất của khoa cử, thể hiện tài năng “kinh bang tế
thế” của ông.
Mở đầu bài văn sách Đình đối, Vũ Kiệt đã đề cập
đến những vấn đề chung nhiíng theo ông đó là cái “cốt
lõi của việc thịnh trị đất nước”.
‘Thần nghe: Muốn tìm hiểu đường lối chính trị
nước cần phải tìm cái cốt yếu của việc trị nước. Muốn
tìm cách thức của việc cứu tế cần xem xét nguyên nhân
của việc cứu tế. Bởi vì việc vô là để uy hiếp kẻ địch bên
ngoài, ổn định đất nước, nên thánh nhân dùng nộ khí
để răn đe. Nho thuật để ngợi ca việc giáo hóa, điểm tô