Page 211 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 211
trong cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm hay thấy biết rõ ràng.
Tuy nhiên, nếu suy nghĩ hay phân tích tìm kiếm thì chúng ta
không có kinh nghiệm về sự thấy biết trực tiếp này.
Phật tính cũng đồng nghĩa với Chân tâm là tâm thường
thấy biết chân thật rõ ràng, khác với vọng tâm là tâm thấy biết
cùng lúc dính mắc vào các ý tưởng đối nghịch, do vì vô minh
là không có ánh sáng của sự thấy biết chân thật hay trí tuệ, còn
được gọi là si mê hay mê mò, như thân thù, ưa ghét hay cảm
giác sướng khổ làm phát sinh những ham muốn hay tham lam.
Ham muốn những thứ ưa thích mà không thỏa mãn được thì
giận dữ hay sân. Tham, sân, si là những tâm hành (sankhãra),
được gọi là ba thứ độc hại nền tảng trong rất nhiều thứ tâm
hành khác, có năng lực mạnh mẽ thúc đẩy phải phản ứng lại
qua thân làm, miệng nói và ý suy nghĩ tạo ra khổ đau cho chính
bản thân hay cho người khác. Thực hành Đạo Phật là thực hành
sống với chân tâm hay Phật tính là tírủi thấy biết rõ ràng và
chân thật trong đời sống hàng ngày. Điều ấy đã được Thiền sư
Thích Thanh Từ chỉ rõ trong Tiêh thẳng vào Thĩên Tông như sau:
"Mắt biết thây là Chân tâm. Tai biết nghe là Chân tâm. Thân
biết xúc chạm là Chân tâm. Mũi biết ngửi là Chẵn tâm. Lưỡi
biết nêm là Chân tâm. Ý biết pháp tran là Chân tâm."
Và ngài giảng tiếp về điều trên:
"Trước kia mắt biết thây chúng ta phân biệt đẹp xấu, tai biết
nghe phân biệt phải quây, thân biết xúc chạm phân biệt cái
này thích, cái kia không thích v.v... Bây giờ mắt vừa thây,
mình biết nó là Chân tâm, tai vừa nghe là Chân tâm, thân
vừa xúc chạm là Chân tâm. Chúng ta có sẵn Chân tâm,
nên thây nghe xúc chạm đêu biết. Cái biết đó là biết chặng
đau, thuộc v'ê Chân tâm. Nêu để qua chặng thứ hai, thứ ba
Thiên và Trà Đạo I 2 1 3