Page 215 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 215
cần nhắc nhở môn sinh nỗ lực tu hành tinh tấn để xâm nhập vào
cái kỳ diệu của tâm giải thoát. Điều này làm chúng ta nhớ lại
chuyện các vị vua Nhật Bản ban trà cho quý vị tăng sĩ nhu vào
năm 729, Thánh Vũ Thiên Hoàng ban trà cho một trăm vị tăng
tại cung Nại Lưong. ớ Việt Nam và nhiều nước khác, đòi sống
tu hành của các vị tăng ni, Phật tử và trà liên hệ với nhau rất mật
thiết về lượng cũng như về phẩm.
Thiền trà nói trên là cách uống trà trong thiền đường hay
trong các ngôi chùa. Đến thế kỷ thứ XV, người Nhật đã tạo ra
những nghi thức uống trà đặc biệt ỏ bên ngoài thiền viện mà
chúng ta thấy còn tồn tại cho đến nay. Tuy cách thức có khác
nhau, nhưng cùng phản ánh sự hòa hợp, kính trọng, trong sạch
và tĩnh lặng vói sự đơn sơ và an bình của Trà Đạo. Đó là phẩm
chất Đạo trong trà.
nét lwh sử
Trà đã được dùng ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và
Trung Hoa từ lâu. Vào thế kỷ thứ VII, với nền văn minh hung
thịnh của nhà Đường, uống trà trớ thành một nghệ thuật như
đánh đàn (cầm), chơi cờ (kỳ), làm thơ (thi) và vẽ tranh (họa).
Vào thời kỳ này, nguời ta sử dụng 24 trà cụ, là các đồ dùng để
pha trà. Sau này Lục Vũ, sinh năm 728 và mất năm 804 ở Trung
Hoa, tác giả cuốn Trà kinh, đã mô tả các trà cụ đó và người ta
thấy có vài thứ tương tự được sử dụng trong trà đạo của Nhật
Bản hiện nay
Trà Kinh nói rất rõ về lịch sử của trà, các trà cụ, cách pha và
uống trà. Ngày nay các thứ sau đây được dùng cho việc pha trà:
một lò đun nước, ấm nấu nước bằng kim loại, chum đựng nước
tinh khiết, bình đựng nước thừa, chén trà, muỗng tre, bót tre
Thiên và Trà Đạo I 2 1 7