Page 216 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 216
đánh bột trà hay trà triển, khăn lụa đế lau bình trà, khăn trắng
lau chén trà cùng một số các trà cụ khác.
Trà thất - phòng uống trà, được xây cất theo đường nét lý
tưởng truyền lại từ thế kỷ thứ XVI là một gian nhà tranh đơn
giản. Đúng hơn, đó là một túp lều với một cửa vào rất thấp,
độ một thước tây. Thời trước, các trà khách thường phải đê tất
cả các áo giáp, cung kiếm bên ngoài và cúi mình thật thấp đê
vào bên trong trà thất. Tất cả mọi người trong trà thất đều bình
đẳng như nhau. Trà chủ, còn được gọi là trà nhân - dù là một
nhà quý tộc hay một lãnh chúa - khiêm tốn làm công việc pha
trà đãi khách. Cung cách cúi chào trà khách, lau chùi các trà cụ,
cách đưa tay mở vại nước, múc nước đô vào bình, cầm chiếc
môi tre có cán dài múc nước sôi chế vào chén trà, đánh bột trà
cho tan vào nước hay bưng chén lên uống và mời khách sẽ phơi
bày trạng thái tâm thức của trà chủ. Văn hóa của Trà Đạo là biểu
lộ sự hoàn hảo trong các hành động vốn giản dị, không có gì là
đặc biệt cả. Do đó, trà chủ hay trà nhân thường tự mình huấn
luyện rất công phu việc pha trà mời khách trong chánh niệm.
Như vậy, Trà Đạo không phải chỉ là cách pha trà và uống
trà. Trà Đạo là cách sống trọn vẹn trong tinh thức, sống trọn
vẹn với thế giới hiện tại, bây giờ và nơi đây. Chủ và khách cúi
chào nhau, bưng chén trà với các ngón tay không được tách rời,
xoay chén trà phía trái trước khi uống, lúc uống trà phải từ tốn
và chú tâm để cảm nhận trọn vẹn hương và vị trà, sau đó dùng
khăn lau sạch miệng chén rồi chuyển chén trà mời người bên
cạnh. Mỗi động tác là một hành vi tuyệt đối, không thiếu không
thừa, chính xác nhưng khả ái, có chú đích rõ rệt nhưng tự do
tuyệt đối. Khi múc nước lạnh, trà chủ múc nước ở phía giữa
lu vì chất cặn nằm phía đáy lu. Trái lại, khi múc nước sôi, phải
múc ở phía dưới nồi vì chất không tinh khiết nổi lên trên. Mỗi
218 I NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẠO PHẬT