Page 214 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 214
viết cuốn Khiêi trà dưỡng sinh ký (Kissa Yojoki, ghi
lại các đặc tính của trà giúp làm gia tăng sự thanh cao và khỏe
mạnh của người tu tập. Sau đó, các vị tu sĩ Phật giáo khác nối
tiếp con đường này.
Như vậy, ngay từ buổi ban sơ của trà đạo Nhật Bản, chúng
ta đã thấy có sự kết hợp giữa cách uống trà với thiền Phật giáo
để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà theo chiều hướng tâm
lirủì. Sau đó, nghệ thuật này được phát triển và trở thành trà
đạo, (chado), là một cách uống trà theo nghi thức làm cho tâm
người tham dự trở nên trong sáng và bình an qua sự biểu lộ
lòng khiêm nhường và kính trọng người khác, hòa mình với
thiên nhiên, thưởng thức nét đẹp đơn sơ nhưng phong phú với
tâm tỉnh thức.
Tại Hoa Kỳ, ở các thiền viện Lâm Tế (Rinzai) Nhật Bản,
thiền trà được diễn ra một cách nhanh chóng và lặng lẽ. Buổi
sáng sớm, các thiền sinh thức dậy vào lúc 3 giờ sáng, vệ sinh cá
nhân rồi vào thiền đường. Thiền sinh phụ trách pha trà hay trà
giả đã sẵn sàng với các chén trà đã lau sạch bóng cùng ấm trà
nóng. Trà giả bưng khay trà đến trước mỗi hai thiền sinh cúi
đầu chào. Hai thiền sinh ngồi kế nhau chắp tay xá đáp lễ và mỗi
người cầm lấy chén trà để trước mặt mình. Sau khi mọi người
đều có chén trà, thiền sinh phụ trách mời trà đem bình trà đến
giữa mỗi hai người, trịnh trọng cúi chào và châm trà. Khi mọi
người đã có trà trong chén, một tiếng khánh gỗ báo hiệu vang
lên, mọi người để tâm vào hơi thở nhẹ nhàng thoải mái, nâng
chén trà lên và uống trà hoàn toàn trong tĩnh lặng.
Các thiền đường Tào Động (Soto) Nhật Bản không uống trà
vào mỗi buổi sáng như trên mà chỉ vàp các dịp đặc biệt trong
tháng. Vị Thiền sư mời tâ't cả thiền sinh uống một tách trà quý
do một cư sĩ biếu ngài. Trong những dịp ấy, vị thầy thường ân
216 I NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẠO PHẬT