Page 14 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 14

Thực hành điều nói trên chính là thực hành "tuệ tri" như lời
        Đức Phật hướng dẫn khi thực hành chánh niệm, là trực nhận,

        là kinh nghiệm được, hay như nhà bác học Einstein nói, là "cảm
        nhận phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi thứ tự nhiên (mà Đạo
        Phật gọi  là sự)  và  tâm  linh  (mà Đạo Phật gọi là lý)  như một sự
        hợp nhất đay đủ ý nghĩa  (mà Đạo Phật gọi là lý sự viên dung)"

        khi  trực  nhận  lý  và  sự có  mặt  trong  nhau  tròn đầy.  Đó  là  sự
        hiện hữu của lý và sự hoàn toàn dung thông, hòa hợp vói nhau
        không ngăn ngại hay lý sự vô ngại pháp giới.

            Đây là cái thấy biết kỳ diệu về đời  sống:  Sự chân thật,  cái
        tuyệt  đối,  cái  không hay Lý,  không bao  giờ tách lìa  cái tương

        đối, cái sắc hay Sự. Cái bao la, rỗng không, vô sinh bất diệt lại
        có mặt ngay trong chốn sinh diệt phù du rứiư trong những đám
        mây mong manh trên bầu trời, ngọn gió mát thổi  qua,  những

        nụ cười sung sướng, những giọt nước mắt khổ đau,  lòng bình
        an của vị Thiền sư hay nơi lưỡi gươm lấp lánh của một kiếm sĩ
        đang xông pha ngoài chiến trận. Lý và Sự, cái tuyệt đối và cái
        tương đối -  hay tính và tướng -  cùng lúc có mặt với nhau, trong
        nhau, không hề tách rời, không hề ngăn ngại như nước và sóng

        trong biển cả. Đó là thế giới chân thật hay trạng thái chân thật
        của Lý Sự Viên Dung, là sự hòa hợp tròn đầy giữa tuyệt đối và
        tương đối hay giữa Lý và Sự. Đó là nét đẹp sâu thẳm của nền

        văn hóa giác ngộ qua sự trực nghiệm tâm linh.


           Sự sự VÔ ngạipháp giới


            Ngoài Lý,  Sự,  Lý Sự Viên Dung,  mà nhà bác học  Einstein
        cũng đã nói đến theo ngôn ngữ của ông về "một sự hợp nhất đây

        đủ ý nghĩa", khi người  Phật tử tham dự các buổi tu  tập thì họ
        sẽ cảm nhận thêm một điều kỳ diệu hơn nữa là trong thế giới
        thường ngày,  trong đó có mặt của mọi màu sắc, dáng vóc, âm


                                                         Lời kính thưa I 15
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19