Page 13 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 13
"£ý sự viên dmg
Tuy nhiên, chính vì sự phân biệt làm khởi lên những cảm
xúc tiêu cực như lo lắng, buồn rầu, giận hòn, sợ hãi hay thù hận
tạo nên áp lực, căng thẳng hay khổ đau trong tâm nên người ta
muốn tu tập để làm giảm đi, làm cho êm dịu những đối nghịch
trong tâm mình do sự dính mắc vào tâm phân biệt để có được
hạnh. Sự thực hành tu tập giúp cho ngưòd Phật tử biết rõ sự và lý
không phải là hai thứ khác nhau, chống báng hay ngăn trở nhau.
Họ thấy biết các hiện tượng như nhà cửa, cây cối, vàng bạc,
cao thấp hay vui buồn rất rõ ràng. Cùng lúc họ học hỏi về tính
cách bìrứi đẳng, không khác nhau hay tính không của các hiện
tượng theo kirứi Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật. Trong kinli nói rõ
đức Quan Thế Âm khi quan sát các hiện tượng, nhìn thấu suốt
bản chất của ngũ uẩn - năm thứ kết hợp lại làm thành đời sống
con người là sắc, thọ, tưởng, hành và thức - là trống rỗng, hay
không, mà thoát ra khỏi mọi sự trói buộc, đạt được tự do hay
giải thoát, nên được gọi là bồ tát Quán Tự Tại. Do đó, Thiền sư
Hương Hải khuyến khích người học đạo thực hành tâm không
hay vô tâm để thấy rõ tính rỗng không hay tính không của các
hiện tượng trong đời sống hàng ngày:
"Hãy tự do trong sự thấy, nghe, hay, biết
Trong khi tìẽp xúc với sắc, thanh, hưcmg, vị, xúc,
Hãy an trú nơi chính niệm
Như chim trên trời chỉ tự bay
Không ỉấy, không bỏ, không ưa, không ghét,
Nên giữ thái độ vô tâm trong mọi trường hợp
Thì mới có thể gọi là Quán Tự Tại."
(Thiền sư Nhất Hạnh dịch)
14 I NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẠO PHẬT