Page 12 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 12

1.  Thế giới của các hiện tượng như giọt lệ hay nụ cười, lớn
             hay nhỏ: Sự pháp giói.

         2.  Thế giới  của  bản  thế,  là  tính  chân  thật  của  mọi  hiện

             tượng,  là  cái  toàn thế,  cái  giống nhau,  cái không  phân
             biệt: Lý pháp giới.

         3.  Thế giói  của  lý  và  sự hoàn  toàn hòa  hợp  nhau  không
             ngăn ngại: Lý sự viên dung hay lý sự vô ngại pháp giới.


         4.  Thế giói  trong  đó  các hiện tượng  (sự)  hoàn  toàn  dung
             thông nhau, hòa hợp với nhau, không có sự chống đối
             nhau, mâu thuẫn nhau, ngăn trở rứiau hay loại trừ nhau;
             Sự sự vô ngại pháp giới.



          Mỗi người chúng ta, ai cũng biết rõ một cách tự nhiên rằng
      sự là mỗi hiện tượng hay mỗi  thứ riêng biệt rửiư cái nhà,  con
      sông,  mưa,  nắng hay  thương hoặc  ghét.  Sự  có  tính cách khác

      biệt như cái nhà khác con chó, cục vàng khác cục đất, nhỏ khác
      với lớn, thân khác với thù, tốt khác với xấu, trong khác với ngoài
      hay lửa khác với nước. Đó là điều đương nhiên, là sự thật trong

      đời sống hàng ngày của thế giới hiện tượng hay sự pháp giới.

          Lý là cái toàn thể, cái giống nhau, cái không phân biệt của
      mọi hiện tượng ĩứiư lớn nhỏ, trong ngoài, giàu nghèo hay mạnh
      yếu. Trên mặt lý thuyết thông thường hàng ngày, lý khác hẳn với

      sự và đôĩ lập với sự. Lý là cái toàn thể, cái không phân biệt và là
      cái bình đẳng,  còn sự là cái riêng biệt,  cái khác nhau và là cái

      không bình đẳng vì  mỗi  thứ có một giá trị khác nhau  do  con
      người đặt ra như kim cương thì quý hơn vàng, vàng hơn bạc,
      bạc hơn sắt, bạn khác với thù, thân khác vói sơ hay yêu khác với

      ghét. Như thế, trong đời sống thường ngày, lý hoàn toàn khác
      với sự.

                                                       Lời kính thưa I 13
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17