Page 175 - Những Nền Văn Hoá Cổ Đại Trên Lẫnh Thổ Việt Nam
P. 175
176 Tú sách 'Việt Nam - đất nuúc, con ngưàí'..
hai nền văn hóa này đã phát triển lên một tầm cao mới. Họ đã
tiến một bước dài trong đời sống tín ngưỡng của mình, đó là “đi
từ hiện thục đến biểu tượng”. Điều đó chứng tỏ cư dân thời đó đã
có tư duy khái quát cao trong ứng xử của những nguửi sống với
những người đã khuất.
Vị trí tồn tại của các ngôi mộ cũng có sự khác biệt. Những
ngôi mộ thuyền của nền văn hóa Đông Son thường được chôn
trong các khu vực đồng bằng, mộ nằm trong các tầng phù sa
màu mỡ của đồng bằng châu thổ các con sông lớn ở phía Bắc
như sông Hồng, sông Cả, sông Mã. Mộ thuyền của văn hóa
Đông Son cũng được tìm thấy nhiều trong các khu vực đồi gò
của các vùng trung du, nối kết chuyển tiếp giữa đồng bằng và
miền núi hoặc ở nhũng khu vực cư dân sinh sống giữa đồng
bằng châu thổ nhưng ớ nhũng noi thường có nền đất cao, tầng
văn hóa tưong đối dày và phức tạp. Trong khi đó, những ngôi
mộ chum vò của văn hóa Sa Huỳnh thường được tìm thấy ở
ven nhũng cồn cát ven biển, bên những bàu nước ngọt hoặc
trên nhũng mảnh ruộng của đồng bằng ven biển hẹp, chạy dọc
ven biển miền Trung Việt Nam.
Hệ thống hiện vật của hai nền văn hóa cho thấy ở giai
đoạn này, cư dân của hai nền văn hóa đã đạt trình độ phát
triển khá cao về mọi mặt của đòi sống xã hội. Hệ thống hiện
vật không chỉ nói lên ý nghĩa vật chất mà còn thể hiện những
quan niệm, ý tường về tinh thần mà các hiện vật hàm chứa.
Người Sa Huỳnh là nhũng con người có năng khiếu thẩm mỹ,
rất khéo tay và có một mỹ cảm phát triển tuyệt vời. Họ rất ưa
dùng đồ trang sức bằng những đồ do chính họ tự chế hoặc
những hiện vật do giao lun, trao đổi mà có. Trong đồ trang sức
có khá nhiều loại hình được chế tác bằng đá quý như mă não,