Page 196 - Những Danh Tướng Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 196
198 Tu sách 'Việt Nam - dất nước, con người'
tướng giỏi như Cả Rinh, Cả Trọng, Cả H uỳnh và bà Ba. Biết
trước âm mưu của địch, Đ ề Thám cho nghĩa quân rút lui an
toàn về Chợ G ồ - noi đại bản doanh cũ của mình. Với lối
đánh du kích biến hoá, khi ỏ trên núi, khi xuống đồng bằng,
thoắt ẩn, thoắt hiện, nghĩa quân Yên Th ế đã chiến đấu
ngoan cưòng và cầm cự với địch suốt 13 tháng trời, đồng
thời làm cho địch phải hao binh, tổn tướng. Cuộc khởi nghĩa
của nghĩa quân Yên Th ế kéo dài suốt 26 năm ròng rã và kết
thúc vào năm 1913, khi Đề Thám bị địch sát hại.
Khoảng cuối mùa xuân năm 1913, Cụ Hoàng H oa Thám
bị một số tên Hán gian tay sai của thực dân Pháp sát hại dã
man. Chúng đem đầu ông bêu ở chợ Nhã Nam hòng uy hiếp
tinh thần của nghĩa quân Yên Th ế và nhân dân. Song, hành
động đê hèn của chúng đã không khuất phục được ý ch í của
nghĩa quân Yên Th ế. Ngược lại, đối vói nhân dân, Cụ Đề
Thám không bao giò chết. Người dân V iệt Nam không tin
chuyện Cụ Đ ề bị "bêu đầu" mà thực dân Pháp rêu rao. Theo
lưu truyền của dân gian, khi bọn Pháp bao vây, đốt lửa hòng
bắt sống Cụ Đ ề, thì bỗng mây đen kéo nghìn nghịt và trời
đổ mưa như trút nước. Sáng hôm sau, người ta thấy giặc nằm
chết la liệt, còn Cụ Đề thì biến mất. T h ì ra đêm đó, lợi dụng
cơn mưa, Cụ Đ ề cùng những người cận vệ đã lấy quần áo cùa
giặc, cải trang và thoát khỏi vòng vây của chúng (!?). V à còn
vô vàn truyền thuyết, giai thoại về Cụ Đề Thám , về nghĩa
quân Yên Th ế lưu truyền trong dân gian.
Câu chuyện về Cụ Đ ề Thám thoát khỏi vòng vây của
giặc thực hư như thế nào không rõ (?) nhưng qua đó có thể
thấy rõ tình cảm của nhân dân ta dành cho Cụ Đ ề Thám và
nghĩa quân Yên Th ế ra sao. Không chỉ có vậy mà ngay cả lực
lượng đối nghịch cũng rỏ ra kính nể Cụ Hoàng Hoa Thám .
Theo H ồi ký của bà Hoàng T h ị Th ế, trong thời gian sông ở