Page 334 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 334
Song song với việc tiếp tục tăng cường quan hệ láng giềng đặc biệt với
Lào, Campuchia, từng bước hội nhập với các nước trong khối ASEAN,
việc nổi lại quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ năm 1990 đã tạo thêm “điểu
kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tố quốc” đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế trong khu vực và trên thế giới.
Trong khi không tiếc sức mình đảm đương trọng trách Tổng Bí thư
nhiệm kỳ VI, anh Mười cũng dành hết tâm trí cùng với Bộ Chính trị Ban
Bí thư và Trung ương Đảng chuẩn bị Đại hội VII sẽ khai mạc vào tháng 6
năm 1991.
Chuẩn bị cho Đại hội Đảng VII
Từ tháng 3 năm 1987, Bộ Chính trị đã thành lập Ban soạn thảo Cương
lĩnh và Chiến lược kinh tế xã hội do Tổng Bí thư làm trưởng ban. Chúng
ta hãy nghe anh Mười phát biểu vế dự thảo Cương lĩnh tại hội nghị 9 Ban
Chấp hành Trung ương VI ngày 20-8-1990:
“Từ năm 1987 đến giữa năm 1990, Tiểu ban và Tổ biên tập đã thực hiện
8 lẩn dự thảo Cương lĩnh. Trong quá trình đó, Bộ Chính trị đã nhiểu lẩn
thảo luận và góp ý kiến, nhiểu cuộc hội thảo khoa học cũng đã được tổ
chức để trao đổi một số đê' tài nêu trong dự thảo Cương lĩnh”. Và dĩ nhiên
Tổng Bí thư còn phải chủ trì và trực tiếp hoàn chỉnh Báo cáo chính trị của
Ban Chấp hành Trung ương VI trình Đại hội VII và còn có trách nhiệm
đối với các dự thảo văn kiện khác, các vấn đề về tổ chức, nhân sự...”.
Khi đổng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói về công lao của anh Mười
“... đóng góp vào việc thiết kế đường lối, chính sách đổi mới của Đảng”, rõ
ràng việc anh Mười đóng góp trí tuệ, tim óc không chỉ đóng khung trong
thời hạn nhiệm kỳ VI.
Chúng ta hãy nghe tiếp lời phát biểu của anh Mười trong lễ bế mạc Đại
hội nội bộ của Đại hội Đảng VII ngày 22-6-1991:
“Có thể nói những nỗ lực lớn nhất, tâm huyết nhất, tiềm năng trí tuệ
của toàn Đảng và toàn dân đã được khơi dậy và kết tinh trong các văn
kiện... Không có Đại hội VI và thực tiễn của hơn bốn năm thực hiện nghị
quyết Đại hội VI, chúng ta thật khó hình dung làm thế nào để có được một
tiếng nói chung, thống nhất như vậy”.
333