Page 287 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 287
Quân đội nhân dân tháng 1 năm 1975 đã chấp hành nghiêm chỉnh lệnh
anh Mười.
Sau ngày giải phóng, anh bận nhiều công việc của Đảng song thỉnh
thoảng anh hay gọi tôi để góp ý, động viên hoặc phê bình công việc của
Đài Truyến hình TP. Hổ Chí Minh mà anh thường theo dõi. Một lần, anh
gọi tôi đến yêu cáu báo cáo về tình hình ngăn sông cấm chợ ở phía Nam
mà tôi vừa đi điểu tra một vòng, rối chỉ thị nên làm một số phóng sự phê
phán việc này. Tôi có nhắc đến ông già vỢ tôi - một người lính đã trở vế làm
ruộng - phàn nàn vê' chính sách thu mua không công bằng, thương nghiệp
ép nông dân bán nông sản và heo gà thấp hơn giá gốc. Anh hơi buồn, nói
việc này cẫn phải sửa. Những lán gặp sau đó, anh hay hỏi “ông già Tây
Ninh” dạo này có khá hơn không?
Tôi được đi theo anh đôi lần công tác, nhất là những dịp anh đi chỉ đạo
đổi mới quản lý kinh tế ở Liên hiệp xí nghiệp thuốc lá, dệt Thành Công,
sân bay Tân Sơn Nhất, Công ty lương thực thành phố. ở các nơi này, anh
gặp công nhân, nghe giám đốc, trao đổi với Đảng ủy để tìm ra con đường
đi đúng. Có những lần anh hỏi ý kiến các nhà báo đi theo và chỉ điểu cần
nói, điểu chưa nên nói. Một lẩn, cùng anh đến Xí nghiệp dệt 3 - một đơn
vị đang thí điểm tính đủ giá thành, anh đang đọc báo cáo bỗng gọi tôi lại
chỉ vào một đoạn, rổi hỏi:
- Tại sao có khoản này?
Đó là khoản chi phí “tiếp đãi các nhà báo đến làm việc với xí nghiệp”.
Tôi rất lúng túng vì đây là một khoản chi có thật được tính vào giá thành
của sản phẩm. Thấy tôi “khó nói”, anh cười. Một lần khác, anh không bằng
lòng về một vở “Trong nhà ngoài phố”, anh gọi tôi đến và nói ngay những
điểu cần sửa. Anh rất thương và thường dạy tôi trong công việc.
Năm 1990, Sư đoàn 9 anh hùng tròn 25 tuổi. Anh gọi tôi đi cùng để báo
cáo cho anh nghe thêm vế những thành tích mới của Sư đoàn:
- Lâu lắm mình không xuống đơn vị sợ nói không đủ ý, anh em buổn.
286