Page 283 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 283
Anh cũng ăn ở tại đây với một đồng chí thư ký riêng và ba chú nhỏ liên lạc
viên. Sau ngày anh thành lập gia đình và ở riêng, thì đầy còn là nơi anh mở
lớp dạy chủ nghĩa Marx-Lenin cho cán bộ nội thành ra học.
Tôi được anh phần công qua báo Chống xâm lăng. Tờ báo này, trước đây
in giấy sáp, nay anh chỉ đạo cho in chữ chì, vừa in được nhiều hơn, vừa
đẹp hơn. Tòa soạn đóng ở xã Tân Nhựt, nhà in ở xã Tân Bửu đểu thuộc
tỉnh Chợ Lớn.
Tuy đã được phân công qua cơ quan khác, nhưng hễ rảnh là tôi chèo
xuồng đến nhà anh, không phải vì lý do công tác mà để nhìn anh, nghe
anh trò chuyện với mọi người, ở anh, có cái gì đó hấp dẫn người khác.
“Cái gì đó” có thể là sự vui tính, lạc quan, lịch thiệp, có thể là sự ân cần, vừa
chân tình, vừa tế nhị, có thể là vổn kiến thức khiến người khác thấy mỗi
lẩn tiếp xúc với anh là học hỏi thêm được điểu gì đó. Cũng có thể “cái gì
đó” ấy là tất cả những yếu tố trên cộng lại. Tôi không phân tích rành mạch
được, chỉ biết tính cách con người của anh rất hấp dẫn.
Đầu năm 1948, báo Chống xâm láng chẫm dứt nhiệm vụ chính trị của
nó. Hổi ấy, như đâ nói, tờ báo in ở nông thôn ngoại thành. Việc vận chuyển
giấy mực ở nội thành ra rồi đưa báo trở vào vừa khó khăn, vừa nguy hiểm,
lại làm cho báo mẫt thời gian tính. Anh Mười chỉ thị đình bản báo Chống
xâm lăng của Mặt trận Việt Minh để xuất bản một tờ báo khác của Mặt
trận Liên Việt ở nội thành. Cán bộ và công nhân in lẩn lượt được đưa vào
Sài Gòn. Đến lượt tôi, do sự mất cảnh giác của người phụ trách giao liên
nên tôi bị địch đón lỏng, bắt trên lộ Bốn. Xa anh Mười lẩn ấy, tôi đâu có
ngờ hơn mười lăm năm sau mới lại được gặp anh.
Năm 1956, có lần anh Sáu Hoa báo tin là anh Mười muốn gặp tôi. Mừng
quá! Nhưng lúc đó chi bộ tôi vừa bị địch đánh vỡ trong chiến dịch chống
bầu cử quốc hội của Ngô Đình Diệm. Cả chi bộ hơn mười người bị bắt gẩn
hết, chỉ còn vài đồng chí và tôi chạy thoát và đang bị truy nã. Mỗi người
chúng tôi chỉ được liên lạc đơn tuyến với cấp trên. Tôi nghĩ: nếu rủi mình
đang bị địch theo đuôi mà lại đi gặp anh Mười thì chẳng khác nào vô tình
dẫn giặc đi bắt lãnh đạo, tác hại sẽ không kể xiết. Nghĩ thế nên tôi trình
bày tình thế của tôi với anh Sáu Hoa, nhờ anh thưa lại với anh Mười lý do
vì sao tôi chưa dám đến gặp.
282