Page 162 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 162

Cuối năm  1959 tôi được lịnh ra miến Bắc cùng với các cháu. Anh thu
     xếp lên tận vùng biên giới thăm con.  Lúc đó cháu Linh của tôi mới  18
     tháng. Tự tay anh chuẩn bị bình sữa, áo ấm... và dặn đi dặn lại; “Ra miền
     Bắc phải cố gắng giữ gìn cho con, lạnh lắm”. Anh biết tôi cũng buồn, vì sắp
     phải xa chồng, xa bạn bè đồng chí, dù rằng ở miên Nam 5, 7 tháng mới
     được gặp nhau. Anh cố an ủi động viên tôi: “Phải coi đây là nhiệm vụ. ở
     đầy thằng địch không để cho con cháu mình yên đâu. Chẳng những con
     mình mà con các đồng chí khác rồi đây cũng lần lượt sẽ đưa ra miến Bắc
     để đảm bảo tương lai cho chúng nó”.
        Chuyến đi khá vất vả. Cứ mỗi lẩn chuyển tàu, một mình tôi tay ẵm Bình,
     tay ẵm Linh, còn cháu Hòa níu chặt áo mẹ lon ton chạy theo.

        Bù lại ra đến Hà Nội mẹ con tôi được chăm sóc thật chu đáo, ấm đậm
     tình thương yêu.
        Những năm tháng trên miền Bắc, nguồn động viên an ủi tôi là công tác
     vì miên Nam, cố gắng nuôi dạy con và không nề hà việc gì cẩn đến tôi. Các
     cháu ngày càng lớn phổng lên, tôi nghĩ nếu được gặp các con, chắc anh
     sung sướng lắm. Những tấm hình của các con, những lá thư viết nguệch
     ngoạc của con trẻ cũng là một nguổn động viên rất lớn đối với anh.
        Sau Tết Mậu Thân và những năm sau đó, tình hình chiến trường miền
     Nam càng trở nên ác liệt. Giặc Mỹ leo thang đánh phá miển Bắc. Cả nước có
     chiến tranh. Miến Bắc hậu phương lớn dốc hết sức người sức của chi viện
     cho miến Nam. Thanh niên trai gái đểu ra chiến trường. Phụ nữ đảm đang
     việc sản xuất và chiến đấu tại chỗ. Các thành phố thị xã bị đánh phá, người
     già và trẻ em phải sơ tán về nông thôn. Các con tồi sơ tán mãi tận Sơn Tây.
     Mỗi chiểu thứ bảy tôi đạp xe đi thăm con rồi hôm sau lại đạp về. Trên đường
     đi tôi thường nghĩ vể anh. Nhớ mới hôm nào anh và tôi yêu nhau rối cưới
     nhau, bây giờ có ba mặt con mà chưa lần nào vỢ chồng được chung sống quá
     nửa tháng. Hơn lúc nào hết tôi cảm nhận sự hy sinh là cần thiết, và tự nhiên
     tôi nghĩ đến cả dân tộc đang hy sinh, cả ở miễn Bắc, miển Nam vì nghĩa lớn.
        Tôi theo dõi tin tức quê nhà và trông tin anh bằng cả sự khao khát, lo âu
     dù trong những lá thư gửi ra anh không hé ra điểu gì khiến mẹ con tôi lo
     lắng. Bao giờ anh cũng đem đến sự lạc quan tin tưởng không chỉ cho riêng

     gia đình mình:


                                                                      161
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167