Page 432 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 432

“Học để biếr tức là hiểu, nắm vững tri thức của nhân loại. Trí thức này được
   tập trung vào hai phạm vi chính: Tri thức khoa học tự nhiên (vật lí, hoá học, toán
   học,...) và tri thức khoa học xã hội (triết học, văn  học,...). Các tri thức này có vai
   trò rất quan trọng  trong  việc bổ trợ cho  nhau,  tạo nên  nền tảng  kiến thức quan
   trọng cho việc hình thành nên nhân cách và tri thức cho con người.
       “Học để  làm” ;  Vận  dụng  được  kiến  thức đã  học  vào trong  cuộc  sống,  giải
   quyết  tốt  các  vấn  đề  nảy  sinh  trong  cuộc  sống.  Đây  chính  là  ý  nghĩ của  câu
   “Học đi  đôi  với  hành” .  Việc học chỉ trở  nên  bổ ích  khi  những  kiến thức sách  vỏ
   đó được triển  khai vào  một công  việc cụ  thể và có thể làm ra  những  sản  phẩm
   thiết thực cho đời.
       “Học để chung  sống”;  Mục đích  cuối  cùng của  mọi  hoạt động  học tập,  rèn
   luyện  của con  người  là để vươn tới  một cuộc sống tốt đẹp hơn  cho mình  và xã
   hội.  Học  để  chung  sống  tốt  với  mọi  người.  Không  chỉ  học  kiến  thức,  kĩ năng
   nghề  nghiệp  mà  còn  là  vấn  đề  văn  hoá,  ứng  xử,  khả  năng  giao  tiếp...  Nếu
   không  học thì  con  người  sẽ  không  có  những  tri  thức tối  thiểu  để hoà  nhập với
   cộng  đồng.  Chẳng  hạn  trong  thòi  đại  sử dụng  máy  vi  tính  toàn  cầu  hiện  nay,
   nếu ai đó không có kiến thức về lĩnh vực này thì rất khó giao tiếp với thế giới bên
   ngoài.
        “Học để tự khẳng  định  mình” ; Đây  là quan  niệm vô cùng  quan trọng.  Qua
   quá trình  học tập,  con  người tự hoàn thiện  nhân  cách,  khẳng  định  sự tồn tại,  ý
   nghĩa của  mình  trong  cuộc sống,  ừong  lòng  mọi  người.  Từ đó, trỏ thành  người
   có ích cho xâ  hội.  Việc học đến đây được kiểm định qua một sản  phẩm cụ thể;
   đó chính là con người. Con người cá thể với những đóng góp riêng của mình cho
   xã hội. Ai đó có thể trở thành nhà thơ v;ết nên những vần thơ làm say đắm lòng
   người.  Ai  đó  có  thể trỏ thành  một vị  tướng  lĩnh  thiên  tài  đưa  dân  tộc vượt'qua
   vòng nguy khốn của nạn ngoại xâm. Ai đó có thể trở thành một chính khách đưa
   dân tộc đến  đỉnh  cao  của thời  đại  về  mọi  phương  diện  văn  hóa,  kinh tế,  chính
   trị...
       Quá trình học tập,  là con đường tíc;h luỹ kiến thức, rèn luyện, tu dưỡng, biến
   tri thức của  nhân  loại thành tri thức, vỏn sống,  kĩ năng  sống của cá  nhân.  Mục
    đích  của  học  tập  không  dừng  lại  ở  Iri  thức  khoa  học,  kĩ  nàng,  kĩ  xảo  nghề
    nghiệp,  mà điều quan  trọng  hơn  nữa  đó là quá trình  rèn  luyện,  tu  dưỡng  phẩm
    chất, đạo đức. lối sống. Có như vậy mới có thể chung sống tốt với mọi người, trở
    thành người có ích.
        Câu  nói  của  Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh;  “Có  đức  mà  không  có  tài  làm  việc  gì
    cũng  khó,  có tài  mà  không có đức thì trở thành  người vô dụng” có thể áp dụng
    chính xác vào trong trường “hợp này.


                                                                          431
   427   428   429   430   431   432   433   434   435   436   437