Page 431 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 431
ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần
cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại.
Khi những làn sóng văn minh đang đổ ập vào nước ta trong thời mở cửa, đề
cao quan niệm giáo dục đúng đắn của người xưa là cách thiết thực để kìm hãm
những mặt tác hại từ những nước đã phát triển. Mặt khác nó còn có giá trị báo
động sự băng hoại, phần nào, các giá trị truyền thống trong tâm lý cộng đồng,
Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
“Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của Nho gia. Song bởi
do được sử dụng trong khoảng thời gian quá dài ở cộng đổng người Việt nên nó
đã được dân gian hoá, rất gần gũi với nhiều tầng lớp. Nguyên tắc giáo dục ấy
chính là sự phối hợp giữa gieo mầm đạo đức, truyền dạy chữ nghĩa tri thức, đề
cao đạo đức, khẳng định vai trò số một của giáo viên. Đây là lối đào tạo ưu việt
mà từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết nên.
LÊ HUY BẮC
Để 5: Hãy phát biểu ỷ kiến của mình vể mục đích học tập do UNESCO để xướng:
“Học để biết, học dể làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. ^ ' '
Gợi ý làm bài
Học tập tri thức của ỏng cha và của nhân loại là lẽ sống còn cho bất kì cá
nhân nào muốn phấn đấu nâng cao phẩm chất và trở thành người hữu ích cho
đất nước. Người không có kiến thức, không chịu học hỏi, sớm muộn cũng chỉ trỏ
thành người vô dụng mà thôi.
Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta học để làm gi? Có phải con người ta cần
phải ngốn hết mọi tri thức của nhân loại rồi cứ nằm mà nghiềm ngẫm nó là đủ?
Hoặc là chỉ cần học ít thôi rồi ra đời vừa học vừa làm là phù hợp?... Những quan
niệm đó hoàn toàn sai lẩm.
Con người ta không thể nào học hết được mọi thứ, mọi nghề trên đời.
Tương tự, nếu không nắm thấu đáo kĩ năng của một nghề nhất định thì con
người sẽ không thể nào làm tốt công việc được giao nếu không nói là sẽ trở
thành kẻ phá hoại vì ngu dốt và thiếu kiến thức.
Vấn đề học tập và mục đích của việc học từ xưa đến nay luôn dược mọi cá
nhân và xã hội đề cao, quan tâm. Học để làm gì? Mục đích của việc học ra
sao? Xưa nay có nhiều cách cắt nghĩa: “Học đi đỏi với hành”, “Học, học nữa,
học mãi”
Ý kiến do UNESCO đề xướng có ý nghĩa khái quát cao, nhấn mạnh được
mốl quan hệ giữa việc “học” và “hành” , đúc kết được nhiều quan điểm về giáo
dục của nhãn loai.
430