Page 138 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 138
Đất, thì nước dâng lên; và ngược lại khi cùng chiểu thì nước hạ xuống. Thuỷ triều
ban ngày gọi là “thuỷ triều buổi sáng”, ban đêm gọi là “thuỷ triều đêm”. Do lực
nước biển chịu ở cùng một điểm trong cùng một ngày có một lẩn cùng hướng với
Mặt Trăng, một lần ngược hướng với Mặt Trăng, chu kỳ 24h 48’, do vậy thuỷ triều
cũng có sự thay đổi theo chu kỳ, giống như mạch của con người vậy. Chính vì lẽ
đó, tất cả mọi người gọi thuỷ triểu là “mạch của biển”. Đương nhiên, các thiên thể
khác như Mặt Trời., đều có tác dụng lên biển Trái Đất, nhưng do khoảng cách
giữa chúng với Trái Đất quá lớn nên lực hút không đáng kể.
Do ảnh hưởng của địa hình nên cường độ của thuỷ triều ở các vùng biển khác
nhau, ở vịnh Hàng Châu - Trung Quốc, chênh lệch thuỷ triều lên và thuỷ triều
xuống lớn nhất là 8,93m, trong khi đó mức chênh lệch này ở Bắc Mỹ đạt 19,6m.
Thuỷ triểu lên xuống sẽ sinh ra động năng. Kết quả thống kê cho thấy, năng lượng
thuỷ triều của các vùng biển trên thế giới khoảng hơn 1 tỉ kw, trong đó của eo
biển Anh là 80 triệu kw, eo Malacca là 55 triệu kw, Bắc Hải là 35 triệu kw, eo
Pundy Bắc Mỹ là 20 triệu kw, Hoàng Hải Trung Quốc là 50 triệu kw. “Mạch của
biển” lớn như vậy, liệu ta có thể sử dụng nó để làm động lực hay không?
Thực ra, ngay từ thời Đường cách nay hơn 1.000 năm, nhân dân lao động
Trung Quốc đã sử dụng động lực của thuỷ triều. Lúc đó, người dân vùng duyên
hải sử dụng thuỷ triều để nghiền lương thực và ép nước mía. Đến thập niên 50,
Trung Quốc cho xây trạm bơm tuabin thuỷ triều, sử dụng thuỷ triều kéo bơm
nước hoạt động, tưới nước cho đồng ruộng.
Thuỷ triều có thể được sử dụng để làm động lực, vậy ta có thể dùng chúng để
phát điện được hay không? Các nhà khoa học sớm đã có ý tưởng này. Năm 1912,
các kiến trúc sư Pháp đã cho xây dựng một nhà máy phát điện thí nghiệm ở ven
bờ Bắc Hải, mở đầu cho thời đại phát điện bằng thuỷ triều. Những năm 20, các
nhà khoa học đến cửa sông Lens ở eo biển Anh thuộc vùng Tây Bắc Pháp, và phát
hiện ra rằng, thuỷ triều ở đây rất thích hợp để phát điện, ở đây mức chênh lệch
giữa thuỷ triều lên và thuỷ triều xuống lớn: 13,5m, cửa sông hẹp 750m, rất thuận
tiện để xây đập ngăn biển. Nếu ở giữa đập lắp máy phát điện tuabin thì có thể
dùng nước triều làm quay cánh quạt, giúp máy phát điện hoạt động. Năm 1956,
cuối cùng cũng đã xây dựng một nhà máy điện thuỷ triều thử nghiệm ở đây. Thử
nghiệm đã chứng tỏ rằng chúng ta có thể dùng thuỷ triều để phát điện. Vậy là bắt
139