Page 141 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 141

Hiện nay, việc khai thác dầu trên biển không còn lạ lẫm gì nữa. Vậy thì một
       câu hỏi đặt ra là liệu dưới biển có than không? Đáp án là có.

           Các tài liệu liên quan cho thấy, hiện trên thế giới đã phát hiện ra hơn  100 mỏ
       than dưới đáy biển, chủ yếu phân bố ở các quốc gia gần bờ biển như Australia,
       Anh, Hi Lạp, Iceland, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Pháp, Chi-lê, Nhật Bản...

           Công trình khai thác than  trên biển nổi tiếng nhất là ở eo biển  Magellan  ở
       Chi-lê, Nam Mỹ. Đày là mỏ than ở cuối cực Nam của Trái Đất, độ dày lớp than là
       30m, tổng trữ lượng là 500 tỉ tấn. Còn ở Nhật Bản thì 30% lượng than khai thác
       được đến từ dưới biển.

           Phương pháp khai thác than dưới đáy biển thường dùng là đào đường hầm

       dưới biển, sau đó sử dụng máy móc chuyển than lên mặt biển. Quy trình khai thác
       than này giống như “hắc long xuất hải” vậy.
           Dưới biển còn có một loại nhiên liệu quan trọng nữa, đó là nguồn năng lượng

       nguyên  tử -  uranium và deuteri. Những tài nguyên  này phần lớn ở trong nước
       biển, do chúng phân tán nên khó lọc chúng ra được. Ví dụ như uranium, lọc 1.000
       tấn nước biển cũng không lọc ra được lượng uranium bằng cái kim thêu.

           Tuy nhiên các nhà khoa học cũng không bỏ qua nguổn tài nguyên quý giá này.
       Có một phương pháp gọi là phương pháp hút bám có thể lọc uranium được. Nhưng
       để tiến hành được phương pháp này thì cần xử lí một lượng nước lớn. Nếu mỗi giờ
       dùng mấy nghìn máy bơm lớn hút liên tục 100 triệu tấn nước biển thì có thể lọc ra
       1.000 tấn uranium mỗi năm. Nhưng cũng rất khó khăn để thực hiện việc này.

           Còn có một phương pháp lọc uranium từ nước biển khác nữa là lấy uraniium
       từ tảo lục. Tảo lục là một loại tảo biển, trong quá trình sinh trưởng nó sẽ tự động
       hấp thu uranium.  Theo ước tính,  Ikg tảo biển khô  chứa 0,3g  uranium.  Phương

       pháp này đem lại niềm hi vọng lớn cho việc lọc uranium.















       142
   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146