Page 101 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 101

có  kích  thước từ  1/100.000 đến 4/100.000 cm.  50 vạn  nguyên  tử xếp  cạnh  nhau
         mới to cỡ một sợi tóc. 100 triệu nguyên tử xếp cạnh nhau mới rộng bằng cái móng
         tay. Mà hạt nhân nguyên tử chỉ là một bộ phận của nguyên tử, đường kính của nó
         chỉ bằng 1/100.000 đến 1/10.000 đường kính của nguyên tử.

             Hạt nhân nguyên tử tuy nhỏ như vậy, nhưng khi nó phân chia thì lại có thể

         giải  phóng  ra  năng  lượng  cực  lớn.  Năng  lượng  được  giải  phóng  ra  khi  l.OOOg
         uranium  phân  chia  tương  đương  với  nhiệt  năng  tỏa  ra  khi  đốt  2.500  tấn  than.
         Bom nguyên tử nổ sẽ giải phóng năng lượng này ra, do vậy sẽ gây nên sức mạnh
         phá hủy không thể tưởng tượng nổi. Các nhà khoa học cũng đã nghĩ ra biện pháp
         khiến năng lượng nguyên tử giải phóng ra dần dần, cung cấp nguồn năng lượng
         bất tận cho sự nghiệp hòa bình cùa nhân loại, đó chính là nguyên lý dùng năng
         lượng nguyên tử để phát điện.


                                Vi hạt “không thể phân chia”

             Từ “nguyên tử” được các học giả Hi Lạp cổ sử dụng sớm nhất. Lúc đó, học giả

         nổi tiếng Democritus đã phát biểu rằng, tất cả mọi sự vật đểu là do nguyên tử và
         không gian hư vô hình thành nên, tức là vạn vật trên thế giới này đều do nguyên
         tử ghép lại mà thành.
             Trong tiếng Hi Lạp, “nguyên tử” có nghĩa là “hạt không thể phân chia được”.

         Nhưng sau này, nhờ nỗ lực của nhiều nhà khoa học, cuối cùng cũng đã xây dựng
         nên “học thuyết nguyên tử, phân tử” của vật chất, cho rằng: vật chất là do nguyên
         tử cấu tạo nên, phân tử là hạt nhỏ nhất mang tính chất vật lý của vật chất, phân tử
         do  nguyên tử cấu tạo nên, nguyên tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được
         bằng các phương pháp hóa học.

             Sau này, qua thực nghiệm, các nhà khoa học lại bác bỏ học thuyết nguyên tử
         không  thể  phần  chia  được.  Lúc  này,  Rutheríord  -  người  được  mệnh  danh  là
         “người tiên phong trong lĩnh vực vật lý nguyên tử” đưa ra mô hình nguyên tử, và
         mô hình này nhanh chóng được các nhà khoa học công nhận. Mô hình nguyên tử
         này cũng giống như cấu tạo của Hệ Mặt Trời vậy: ở giữa nguyên tử có hạt nhân
         mang điện tích dương, có các điện tử quay quanh hạt nhân giống như các hành
         tinh quay quanh Mặt Trời. Nếu phân tích cấu tạo của hạt nhân nguyên tử sẽ thấy,
         hạt nhân nguyên tử do các hạt neutron và proton cấu tạo nên, proton mang điện



         102
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106