Page 97 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 97
những chiếc đèn đường kl lạ, chúng không phải là đèn dầu mà là nến điện - một
loại đèn dùng điện làm thanh cácbon phát sáng. Năm 1880, nhà phát minh người
Mỹ Aidison dùng cây sợi cây tre đốt thành dây tóc cácbon, lắp vào trong chụp đèn,
hút bỏ không khí bên trong ra, sau khi nối điện vào sẽ phát sáng, đây chính là
chiếc đèn sáng trắng thực dụng đầu tiên trên thế giới. Chiếc đèn điện này có thể
thắp sáng được 1.200 giờ đồng hồ. Cho đến nay, đèn điện, lò điện đã đem lại cho
chúng ta nhiệt và ánh sáng, trở thành sự hưởng thụ phổ biến của chúng ta.
Cũng chính là ngài Đác-uyn, một lần đã cho hai đầu điện cực nhúng vào
trong nước, sau đó nối điện trên hai điện cực. Thật kỳ lạ, ông phát hiện nước
trong cốc dần ít đi, về sau điện đã phân giải nước, giải phóng ra khí hydro và khí
ôxy trong nước. Dòng điện làm nước biến đổi hoá học. Đây là một ảo thuật khác
của điện: điện năng biến thành năng lượng hoá học.
Nhà khoa học người Pháp Ampere năm 1820 làm một vòng dây hình trôn ốc,
sau khi ông nối điện vào bên trong vòng tròn thì phát hiện thấy vòng dây có từ
tính. Thế là, ông chế tạo ra một nam châm diện từ. Từ đó, mọi người không cần
phải phí sức đi tìm nam châm tự nhiên; nam châm nhân tạo có từ tính mạnh hơn
nam châm tự nhiên đã xuất hiện, ở đây, chúng ta nhìn thấy một kiểu biểu diễn
khác của nhà ảo thuật điện: điện năng biến thành từ năng.
field strength
= 1 A/m
Mô phỏng thí nghiệm của Ampere
98
7B- n A n g Lư ợ n g kỷ diệu