Page 104 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 104

chỉ bằng 0.000,000,000,000,000,000,000,019,93g.  Như  thế chúng ta có  thể tưởng
      tượng được khối lượng nguyên  tử bé đến  mức nào, cũng như năng lượng được
      chuyển  hóa từ  khối lượng  thiếu  hụt này lớn đến  mức nào.  Nếu  Ikg  nguyên tử
      uranium phân chia hoàn toàn thì có thể giải phóng ra 18 tỉ kcal nhiệt lượng. Năng
      lượng này tương đương với lượng điện phát ra trong 2 tuần của toàn nước Mỹ, và

      bằng với nhiệt lượng tỏa ra của 2.700 tấn than.
          Trong quá trình phân chia nguyên tử vẫn còn xuất hiện một hiện tượng kỳ lạ

      nữa.  Ngoài việc tạo ra 2 hạt nhân  mới,  quá trình này cũng tạo ra neutron  mới.
      Những neutron mới này lại bắn phá tiếp các hạt nhân mới và lại sinh ra các hạt
      nhân và các neutron mới.... Phản ứng cứ không ngừng diễn ra như thế, giống như
      một sợi dây chuyển vậy, nên loại phản ứng này được gọi là phản ứng dây chuyền.
      Loại phản ứng này diễn ra rất nhanh chóng. Đây chính là nguyên lý phát nổ của

      bom nguyên tử. Nhưng chúng ta cũng có thể khống chế, khiến cho phản ứng này
      diễn ra từ từ. Đầy chính là nguyên lý làm việc của các nhà máy điện nguyên tử.
      Vậy chúng ta phải dùng thiết bị gì để khống chế tốc độ của phản ứng dây chuyền
      đây? Câu trả lời là dùng lò phản ứng hạt nhân.



                            Bí mật của lò phản ứng hạt nhân

          Khi nhắc đến lò phản ứng hạt nhân có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc rằng: nó là
      một loại thiết bị phản ứng hạt nhân, tại sao không gọi nó là “thiết bị” mà lại gọi nó
      là “lò”? Muốn hiểu được bí mật này, mời các bạn theo dõi câu chuyện dưới đầy.

          Thí nghiệm thực tế về năng lượng nguyên tử chính là do nước Mỹ tiến hành.

      Vào năm 1942, khi cả châu Âu đang chìm trong cuộc chiến tranh thế giới lẩn thứ
      hai thì rất nhiều nhà khoa học nguyên tử đâ được triệu tập đến Mỹ. Tháng 12 năm
      đó, nhiều nhà khoa học lưu vong đến Mỹ như nhà khoa học người Italia Enrico
      Permi... đã xây dựng thiết bị phản ứng phân chia hạt nhân đầu tiên trên thế giới ở
      sân vận động trường Đại học Chicago.  Do thí nghiệm phải được giữ bí mật nên
      các nhân viên làm việc ở đây không được phép kể vể tình hình công việc của mình
      cho người khác biết. Do vậy, tất cả mọi người ở bên ngoài đều không hê' biết đến

      bí mật của nơi này.





                                                                                   105
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109