Page 19 - Một Số Phong Tục Tập Quán
P. 19

tha  bôn  (già  làng)  là  người  tổ chức  lễ cúng  để cầu
           mong  mưa thuận,  gió hòa,  mùa  màng bội thu,  con
           chuột, con chim không đến quấy phá.

               Ngày  tết  với  dân  tộc  nào  ở  Việt  Nam  cũng  là
           ngày  dành  thòi  gian  thăm  thú  họ  hàng,  chúc  tụng
           cầu mong may mắn đến mọi người. Những dân tộc có
           địa bàn cư trú ở cách xa nhau  như dân tộc Jrai,  thì
           ngày tết ý nghĩa giao lưu, cộng cảm lại càng lớn lao.
               Người  Jrai  cũng  như  một  sô" dân  tộc  thiểu  sô"
           anh  em  khác  có  ngày  Tết  Nguyên  đán  truyền
           thô"ng  không  trùng  với  Tết  Nguyên  đán  của  người
           Việt,  nhưng  ngày  Tết  Nguyên  đán  của  người  Việt
           được  đồng bào các  dân tộc coi  là cái  tết chung của
           đại  gia  đình Việt  Nam.  Và  như thê",  đồng bào  dân
           tộc có hai Tết Nguyên đán, hai niềm vui đón xuân,
           niềm hạnh phúc của đồng bào như được nhân đôi.


                         3.  Tẽt của ng^ười Khmer


               Người  Khmer  có  sô" dân  1.260.640  người  (theo
           điều tra dân sô" năm 2009) địa bàn sinh tụ chủ yếu
           ở  các  tỉnh  Trà  Vinh,  Sóc  Trăng,  Vĩnh  Long,  Kiên
           Giang,  Cà  Mau,  Bạc  Liêu,  Tây  Ninh,  Thành  phô"
           Hồ  Chí Minh,  Sông  Bé,  An  Giang...  Người  Khmer
           nổi  tiếng  vối  những  ngôi  chùa  thờ  Phật  vàng  son
           rực  rỡ.  Người  Khmer  có  chữ  viết  theo  ký  tự
           Sanskrit  từ thê" kỷ  thứ VI  đến  nay  vẫn  tồn  tại  và
           đang được triển khai trong nhà trường.
               Những ngày lễ,  tết  lớn có  lặp  đi lặp lại hằng
           năm  người  Khmer  gọi  là  ngày  bôn.  Bôn  chôl
           cho-năm thô-mây là tết bước vào năm mới mà chúng



           18
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24