Page 181 - Lý Thường Kiệt
P. 181
KHÁNG TỐNG-oòl DAT
rào che cho thuyền đậu và luu thông dọc theo nam ngạn. Có lẽ Lý Thuờng
Kiệt cũng có dùng những cọc rào như thế ấy.
Đại đội thủy quân đóng ở Lục Đầu, vùng Vạn Xuân, để có thể tiếp ứng
được mọi nơi trên các đường thủy: hoặc lên sông Đào Hoa (sông Thương),
hoặc lên sông Lục Nam, hoặc tới sông Nam Định, hoặc tới sông Thiên Đức
hoặc ra cửa biển Bạch Đằng tiếp viện thủy quân đậu ở sông Đông Kênh.
Thế đất Vạn Xuân thật là thế rẻ quạt. Thái tử Hoầng Chân {VSL, còn các
sách Tống đều viết Hồng Chân) đóng doanh ở đó. Bộ hạ có thái tử Chiêu
Văn và tả lang tướng Nguyễn Cãn*^*.
Đại quân Lý Thường Kiệt đóng dọc theo sau lũy tre, chắn đường tới
Thiên Đức và Thăng Long.
Trên đây, là cách phòng thủ đường chính lộ, tức là mặt trận trung ương.
Sau đây sẽ xét về trận thế ở hai cánh. Trên bắc thùy, thế đất nước Việt
như một cung trăng, hai sừng chỉ sang đất Tống (IV/1). Trên hai góc ấy có
quân tả dực và hữu dực của Lý, là quân phên giậu hằng ngày.
5.000 quân thổ đinh giữ châu Quảng Nguyên ở tả dực. Tướng Lưu Kỷ*^'
chỉ huy. Dưới quyền thống lĩnh Lưu Kỷ, có nhiều tỳ tướng kiệt hiệt, dòng
giống hay bộ hạ Nùng Trí Cao và Nùng Tông Đán. Các con Tông Đán vẫn
giữ các động Lôi Hỏa, Vật Ác, Vật Dương. Các tướng Trí Cao là Lư Báo, Nùng
Sĩ Trung thủ lĩnh động Hữu Nông (Cổ Nông?), Hoàng Lục Phẫn thủ lĩnh
động Lũng Định. Các tướng ấy không những gìn giữ đất mình, mà còn uy
hiếp hậu phương và đường tiếp tế địch.
Hữu dực thì có quân đóng ở trại Ngọc Sơn thuộc Vĩnh An và thủy binh
rất mạnh, do Lý Kế Nguyên đốc suất. Có lẽ đại hạm đội đóng trong sông
Đông Kênh, sau cửa Đồn Sơn, tức Vân Đồn<^>. Đường bộ qua Ngọc Sơn đi
Thăng Long không tiện. Nên quân đóng ở Vĩnh An không cần nhiều. Thủy
quân can hệ hơn và có nhiệm vụ ngăn cản thuyền lương và chiến hạm địch
vào sông ta để tiếp tế, hay đưa bộ binh Tống qua sông.
Còn trung quân tiền phong, thì giao cho phò mã Thân Cảnh Phúc, đóng
doanh ở động Giáp, để khống chế 2 ải hiểm: Quyết Lý và Giáp Khẩu. Gần 2
191