Page 347 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 347
đỏ), giáo sĩ và tu sĩ (chim lông đen tuyền hoặc có khoang trắng)
và lên án cả tập đoàn ấy chỉ biết hót và ăn cho béo.
Trong tập Mười ngày Bôcaxiô đã thuật lại câu chuyện của
một tu sĩ tên là Anbe giả vờ làm thánh Gabrien để lừa bịp cô gái
Lidét xinh đẹp và mộ đạo nhưng cuối cùng, âm mưu của "đức
thánh" bị lộ, qua đó để tố cáo sự sa đọa của các tu sĩ.
Vở hài kịch Theo đuổi tình yêu vô hiệu của Sếchxpia chủ
yếu cũng nhằm chế giễu thói đạo đức giả của các triết gia kinh
viện. Những học giả kiêm giảo sĩ đáng kính này thề suốt đời xa
rời cuộc sống trần tục chỉ chuyên tâm nghiên cứu nền triết học
thần bí cao siêu của Chúa, nhưng khi họ vừa thấy công chúa
nước Pháp và đám thị tì đến thì họ quên ngay lời thề, hăm hở
theo đuổi, săn đón, cuối cùng họ phải thú nhận rằng con mắt
của đàn bà đẹp đẽ và hấp dẫn hơn bao tủ sách khô khan của
khoa thần học.
Đồng thời với việc phê phán giáo hội và các giáo sĩ, các
nhà văn thời Phục hưng còn chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chế độ
phong kiến và tầng lớp vua quan, Rabơle đã không hề kiêng nể
khi nói rằng các vua chúa "là giống bò ngu ngốc chẳng có giá
trị gì. Chúng chuyên làm hại dân lành ở dưới quyền thống trị
của mình và gây ra những cuộc chiến tranh náo động thế giới vì
những tham vọng bất công và xấu xa của chúng. Còn các quan
tòa thì bị ví như giống mèo xồm chuyên ăn thịt trẻ con (dân
lành) và chuyên ăn của hối lộ.
Vở kịch Hămlét của Sếchxpia cũng là một lời tố cáo đanh
thép đối với xã hội phong kiến. Qua nhân vật của mình, tác giả
đã đi đến nhận định rằng "thế giới là một nhà tù mà Đan Mạch
là nhà tù ghê tởm nhất", vì ở đó tài trí, thông minh, tình yêu, đạo
đức đều bị chà đạp, còn giai cấp thống trị toàn là bọn đê hèn,