Page 296 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 296
nữa" (điều 6 bảng IX). Nhƣng "nếu đi ăn trộm ban đêm mà bị
giết tại chỗ thì việc giết kẻ đó đƣợc coi là hợp pháp" (điều 12,
bảng VIII). Các tội "ngƣời lớn mà đi phá hoại hay ban đêm cắt
trộm hoa lợi ở trên ruộng làm bằng cày", "đốt nhà hay đốt đống
rơm ở gần nhà", "ăn trộm bị bắt quả tang" đều bị xử tử. Tội tử
hình cũng "áp dụng trong trƣờng hợp một ngƣời nào đó đặt ra
bài hát có nội dung vu khống hay lăng nhục ngƣời khác" (bảng
VIII). Thẩm phán và những ngƣời làm chứng nếu ăn hối lộ hoặc
làm chứng giả mạo cũng bị xử tử (điều 3 bảng IX và điều 23
bảng VIII).
Bộ luật dành toàn bộ bảng III để bênh vực quyền lợi của chủ
nợ. Nếu ngƣời mắc nợ không trả đƣợc nợ thì bị chủ nợ đƣa ra
tòa. Nếu ngƣời mắc nợ vẫn không thực hiện đƣợc sự phán xử
của Tòa án và không có ngƣời bảo lãnh thì chủ nợ có quyền bắt
ngƣời vay nợ về nhà mình giam cầm trong 60 ngày. Trong thời
gian ấy, ngƣời vay nợ bị đƣa ra chợ 3 lần để gặp quan hành
chính và bắt ngƣời vay nợ phải trả nợ. Sau lần thứ ba, ngƣời mắc
nợ có thể bị xử tử hoặc bán ra nƣớc ngoài. Trong phiên chợ thứ
ba, chủ nợ có quyền tùng xẻo ngƣời mắc nợ. Nếu xẻo nhiều hay
ít chủ nợ không phải chịu trách nhiệm gì về việc ấy (đó là điều 2,
3, 4, 5, 6 bảng III).
Về quan hệ gia đình, các điều luật thể hiện rõ tính chất của
chế độ gia trƣởng. Ngƣời cha có quyền bán con làm nô lệ 3 lần
và chỉ sau lần thứ 3, ngƣời con mới thoát khỏi sự lệ thuộc vào
ngƣời cha. Ngƣời chồng có quyền ra lệnh cho vợ cầm lấy những
thứ của riêng của mình rồi đuổi vợ đi ra khỏi nhà (điều 2, 3 bảng
IV).
Luật 12 bảng cũng có một điều khoản quan trọng đề cập đến
lĩnh vực chính trị. Đó là "Luật 12 bảng ra lệnh xử tử hình kẻ nào