Page 162 - Kỹ Thuật Ứng Dụng In Op Xet
P. 162
Màu sắc và sự phối hợp màu sắc mực ỉn 161
tính chất bề mặt của sợi giấy, tình huống đan xen giữa các sợi giấy,
tính chất và hàm lượng của các chất keo hồ và chất làm đầy, cùng
vói những nhân tố của các phản ứng... Bản chất của tính chất hút
mực là ỏ bản thân các chất «ợi và những vi lỗ trong giữa các sợi
giấy đối với tác dụng hấp phụ... Các vi sợi của chất liên kết ữong
mực in.
Lượng hấp thụ mực đối với giấy in càng nhiều, tính chất hút
mực của giấy càng mạnh, ngược lại lượng hấp thụ mực đối với giấy
in càng ít, tính chất hút mực của giấy càng ít. Giấy dùng cho in ốp-
xét tính chất hút mực không thể quá mạnh, đặc biệt là khi in trên
giấy phấn cần hạn chế hết mức tính chất hút mực.
1- Có quan hộ với mức độ nhẵn bóng bề mặt sợi giấy: Khi các
chất giấy giống nhau, bề mặt sợi giấy càng nhẩn bóng, tính chất hút
mực nhỏ.
2- Có quan hệ với chất lượng các chất làm đầy; Nếu chọn cao
lanh làm chất làm đầy của giấy thì tính chất hút mực của giấy sẽ
sạch, sử dụng các chất làm đầy khác, tính chất hút mực thấp hơn.
3- Có quan hệ với lượng chất keo hồ: khi tăng chất lượng keo
hồ cũng có thể tăng mạnh tính chất hút mực của giấy.
Tính chất hút mực của giấy quá mạnh hoặc quá yếu đều có ảnh
hưởng:
a) Tính chát hút mực của giấy quá mạnh: Chất liên kết trong
mực in bị giấy hấp thụ một lượng lớn, tuy có tăng tốc độ khô của
màng mực, nhưng màng mực không bám chắc trên mặt giấy, “in
thấm sang mặt sau”, hậu quả là giảm độ bóng của màng mực.
b) Tính chất hấp thụ của giấy quá yếu: Chất liên kết trong mực
in không thể hấp thụ bình thường, làm cho màng mực lâu khô, kết
quả tạo thành hiện tượng dính bẩn mặt sau tờ in.
Tính chất hút mực có quan hộ rất lớn đối với chất lượng ấn
phẩm, căn cứ vào tính chất hút mực của giấy để điều chỉnh tính chất
mực in sử dụng và khống chế lượng pha thêm chất làm khô vào
mực in, đây chính là trách nhiệm của người thợ in ốp-xét.