Page 159 - Kỹ Thuật Ứng Dụng In Op Xet
P. 159
158 Màu sắc và sự phối hợp màu sắc mực in
Căn cứ theo tình hình thực tế hiện nay, nhiều cơ sở in ốp-xét đều
có thiết bị điểu hòa không khí, nên có điều kiện khống chế ảnh hưởng
của sự biến đổi khí hậu, độ ẩm và nhiệt độ trong phòng máy ŨI.
Phạm vi xác định độ ẩm và nhiệt độ trong phòng máy: về mùa
hè nhiệt độ trong phòng máy in không vượt quá 32°c và độ ẩm
không vượt quá là 70‘’c.
163. Vì sao giấy có hiện tượng bong xơ và bong tróc lớp
phấn? ảnh hưởng của những hiện tượng này đối với chất lượng
in? Cách loại trừ như thế nào?
Nguyên liệu cơ bản của nhà máy sản xuất giấy là sợi thực vật,
các chất làm dầy, các hợp chất keo và các chất màu, trải qua các
công đoạn gia công thích hợp sẽ chế thành sản phẩm dạng tờ mỏng
đồng đều. Trong quá trình in, khi tấm cao su và giấy tách khỏi vùng
ép in, giữa chúng hình thành sự kết dính và lực kéo nhất định. Nếu
các sợi giấy có kết cấu kín bền chắc sẽ không phát sinh hiện tượng
bong xơ sợi giấy. Ngược lại nếu bề mặt giấy kết cấu lỏng, xốp không
bền chắc, các xơ sợi ưên bề mặt giấy dễ bong, tạo thành bong xơ.
Giấy bị bong xơ dễ dẫn dẫn đến làm bẩn bản in, trực tiếp ảnh
hưởng đến độ sạch hình ảnh trên tờ in, giảm chất lượng in.
Sản sinh ra hiện tượng này, ngoài việc kiến nghị các nhà máy
sản xuất giấy cần nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm giấy,
ngưcri thợ in còn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của giấy in, thực
thi các biện pháp như sau:
1- Điều tiết độ dính của mực in thích hợp, như tăng thêm chất
giảm dính trong mực in và chất pha loãng, cải thiện tính kết dính
của mực in đối với giấy in.
2- Điều tiết áp lực in thích hợp, giảm nhẹ áp lực giữa trục ống,
cao su và trục ống ép in, hoặc điều chỉnh tốc độ in thích hợp. Làm
như vậy sau khi ép in, lực kéo bóc tách giữa giấy và trục ống cao su
có thể giảm thiểu.
3- Giả thử tấm cao su có dính tạo thành bóc xơ giấy, có thể xoa
một lớp bột lưu huỳnh trên bề mặt tấm cao su. Nếu không được chỉ
còn biện pháp thay tấm cao su mới.