Page 21 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 21

Do chính không nắm  vững phần kỹ  thuật canh tác ra
          sao, hơn nữa tâm lý chung của đa số nông dân mình ngày
          xưa,  nói  ra  thì  tội  Trời,  họ  có  cái  dở  quanh  năm  chỉ biết
          chuyên  canh  cây  lúa  là  chính,  còn  những  nông  sản  phụ
          khác như tiêu,  cây  ăn  trái  và  hoa  màu phụ  khác  ít người
          chịu chuyên chú, vì thế những mốì  lợi to lớn này mới lọt
          vào tay người Tiều, người Hẹ...  sông  trên đất nước mình
          hả  hê  gom  lợi  cả!  Đó  là  chuyện  đau  lòng  và  đáng  tiếc!
          Ngay  nghề  trồng  rau  cải  không  thôi  mà  trước  năm  1950,
          tại  vùng  Sài  Gòn  và  phụ  cận  cũng  do  người  Hoa  chiếm
          lĩnh  thị  trường.

              Nghề  trồng  tiêu  cũng vậy,  trồng  đã  khó  lại  thấy  lâu
          ăn nên lắm người sớm ngã  lòng nản chí phải bỏ  cuộc nửa
          chừng!  Ai  cũng  nghĩ  đến  việc  trồng  cây  ngắn  ngày  để
          mau hưởng lợi.
              Vùng đất được coi là  cố thổ của cây tiêu ở miền Đông
          Bắc Nam bộ là Bà Rịa, số phận của cây tiêu ở đây cũng lắm
          phen bảy nổi ba chìm! Ngày xưa, trước đây hơn trăm năm,
          theo lời các vị bô  lão địa phương kể lại thì cây tiêu quả có
          thời  thịnh  thời  suy:  có  năm  người  ta  dọn  nương  phá  rẫy
          đua  nhau  cắm  nọc  trồng  tiêu,  nhưng  rồi  có  lúc  lại  cùng
          nhau  bắt  tay  trồng  loại  nông  sản  khác...  Vào  thời  hoàng
          kim của  cây  tiêu  thì  có  nhà  trồng  đến năm bảy  công  đất,
          nhưng khi dẹp thì chỉ chừa lại vài chục nọc mà  thôi.
              Do  thời  trước  người  mình  chưa  nắm  vững  kỹ  thuật
          trồng tiêu và chắc cũng không do tin tưởng mấy về ngành
          trồng tỉa này, nên tuy được trồng với diện tích rộng, nhưng
          họ  lại  trồng tiêu xen kẽ  với cau, với chuôi và  m ột sô' cây
          ăn trái  khác.
              Một vùng đâ't khác được coi là  cô' thổ của cây tiêu là

          20
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26