Page 25 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 25

Đấy! Ngay người ở thôn quê, cây trầu và cây tiêu gần
          như nhà nào cũng trồng, mà khi lơ đễnh một chút cũng có
          thể  lẫn lộn  không biết đâu là  tiêu,  không rõ  đây  là  trầu,
          thì đừng nói chi đến người cả  đời chỉ sống nơi  thành thị.
              Tiêu được trồng bằng hom, nhưng thật ra loại cây này
          có  thể  trồng bằng hột.
              Mặc  dầu  cây  trồng  bằng  hột  có  đời  sông  "thọ"  hơn,
          lại tăng trưởng mạnh hơn, chịu hạn khá  hơn, nhưng vì có
          nhược điểm nẩy nhánh chậm hơn, nhất là  lâu ăn hơn (qua
          m ùa thứ tư, thứ năm mới ra hoa kết trái) nên xưa nay ít có
          nhà  vườn  nào  chịu  trồng  bằng  cách  ương  hột  cả.  Ngày
          nay,  nhiều  người  có  chung  sở  thích  là  ưa  ăn...  xổi,  ngay
          việc trồng cây ăn trái cũng chọn cây chiết để mau hưởng
          lợi,  chứ  ít  có  ai  chịu  trồng  hột  lâu  ăn.  Điều  này  không
          những tại nước  ta, mà  tại các nước như Ân Độ, Malaixia,
          Indonesia,  Campuchia...  đều  trồng tiêu bằng hom cả!
              Hom tiêu cắt từ nhánh tiêu ra, lấy một đoạn dài chừng
          năm sáu tấc với tiêu chuẩn nhánh phải mập mạnh, suôn sẻ,
          không gãy không giập, lá tươi tốt và nhất là các rễ lộ thiên
          ở các mắt đốt phải đầy đủ, không bị gãy hay giập nát.

              Như  vậy,  hom  tiêu  cũng  giông  như hom  khoai  lang,
          cũng ngắt từ khúc ngọn mập mạnh ra để giâm xuống đất...

              Những  nhánh  ốm  yếu,  các  đốt  trên  thân  mọc  không
          đều, rễ lộ thiên mọc ở các mắt đốt cái còn rễ đứt thì không
          ai  chọn  làm  hom  giống  cả.  Vì  rằng  một  hom  tiêu  hội  đủ
          những tiêu chuẩn tốt thì sau này sẽ trở thành một cây tiêu
          mạnh mẽ cho năng suất cao. Hơn nữa, trồng một lần mà có
          thể hưởng lợi  đến vài ba mươi năm liên tiếp nên khi chọn
          hom trồng, bao giờ cũng phải có sự chọn lựa kỹ mới được.
          Vì  vậy,  cắt hom ra  trồng  là  công việc  của  người  từng trải

          24
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30