Page 17 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 17

Theo  những  người  có  kinh  nghiệm  trồng  tỉa  thì  đất
          hoang hóa nếu được cải tạo kỹ, thường được gọi là...  đất
          mới, trồng tiêu rất thích hợp.  Nghĩa là  tiêu rất  "hạp"  với
          loại đất này.
              Cải  tạo  kỹ  ở  đây  có  nghĩa  là  cày bừa  thật  kỹ  nhiều
          lần, phải  phơi  ải  đất nhiều  đợt  để  tiêu  diệt hết các mầm
          mông sâu bệnh có  hại  cho cây trồng ở  ẩn trong đất.

              Vì như mọi người đều biết, đất là  môi trường sông lý
          tưởng của nhiều loài côn trùng, các loài sâu bệnh, các bào
          tử nấm, các vi sinh vật... gây hại cho cây cối, mà các vùng
          đất  hoang  hóa  chưa  khai  phá,  nôm  na  gọi  là  đất  rừng
          thường chất chứa  nhiều những mầm mông  gây bệnh  cho
          cây cối này...
              Việc cuốc xới kỹ, cày ải, cày thật kỹ nhiều lần là  điều
         bắt  buộc  phải  làm.  Vì  đất  có  được  xới  tung  lên,  phơi  ra
          nắng  nhiều  kỳ  sẽ  làm  cho  đâ't  khô  ráo,  thoáng  khí,  tạo
          điều  kiện  cho  các  khí  độc,  nếu  có  lẫn  lộn  trong  đất  sâu
          được phân  giải hết,  khiến đất bớt độc hại.
              Cày  xới  đất  xong,  còn  phải  bắt  tay  tận  diệt  hết  các
         bào tử tuyến trùng, bào tử vi khuẩn, bào tử nấm ẩn chứa
          trong đất bằng  cách phun thuốc  sát  trùng,  hay  rắc  thuốc
          sát trùng vào  khắp  cuộc  đất.

              Hơn nữa,  với  cây  tiêu, như quý  vị  đã  biết,  thường bị
         nấm và  các tuyến trùng phá hại bộ rễ khiến sô" cây bị héo
          úa, bị chết chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy, trừ tuyệt được các
         loài côn trùng phá  hoại  có  sẵn trong đâ't là  việc nên làm,
         dù  có  tốn  kém cũng  không  thể tránh né  được.  Mặt khác,
         lúc còn là  đất mới chính là  cơ hội tốt để mình tiêu trừ hết
         các  mầm  bệnh  trong  đất  chờ  đến  khi  đất  đai  đã  cải  tạo
         thành khoảnh đâu vào  đó  rồi, cây cối cũng  đã  trồng  rồi,

          16
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22