Page 14 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 14
quanh năm. Ngược lại nếu đất trồng quá xa sông, suối thì
ta phải nghĩ đến việc đào giếng, hoặc "đóng" giếng rồi
dùng máy bơm, xịt tưới khắp vườn mới xuể được. Nhưng,
như vậy thì tồn kém nhiều tiền, mà đôi khi còn gặp trở
ngại lớn, vì không phải ở đâu, vùng nào cũng có thể sử
dụng nước giếng được? Có nhiều vùng, giếng dào sâu ba
bôn mươi thước nhưng nước vẫn cạn queo! Có nhiều vùng
giếng tuy có nước, nhưng nước lại nhiễm phèn nặng, đành
phải lấp vì dùng không được!
Trong khi đó, như quý vị đã biết, cây tiêu rất cần
nước tưới và công tưới râ't nặng. Nếu các mương rãnh ở
các liếp trong vườn lúc nào cũng được "no" nước để làm
ẩm đất thì công tưới nhẹ nhàng, còn ngược lại phải tưới
cho đẫm từ ngọn xuống gốc cho từng nọc tiêu một, thì
vừa hao nước lại tôn nhiều công sức!
Cây tiêu là loại cây "nắng không ưa, mưa không chịu"
cho nên phải biết tánh ý nó mới "chiều chuông" dược.
Nắng gắt thì phải lo che chắn (lúc cây còn non) thiếu nước
tưới không được mà ngập nước cũng không được. Vì vậy,
không có hệ thống thoát nước tốt dùng trong mùa mưa
thì coi chừng vườn tiêu sẽ m ất trắng, vốn liếng ra ma!
Vì vậy, những người trồng tiêu lâu năm có nhiều kinh
nghiệm thường ví von: tìm đất lập vườn tiêu cũng khó
khăn như tìm đất cất nhà để ở. Nếu làm nhà hay mua nhà
chỉ để mà ở thì làm ở đâu, mua ở vùng nào lại không
được! Cái khó là ở đâu mà được an cư lạc nghiệp mới là
điều cần! Ớ đâu mà thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống
của tất cả mọi người trong gia đình từ lớn đến nhỏ mới là
chỗ cần tìm mà ở. Chẳng hạn, như nhà ở gần trường, gần
chợ và gần nơi làm việc... Còn đất trồng tiêu thật ra tìm
đâu lại không có. Các vùng Bình Dương, Bình Long, Phước
13