Page 31 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 31
nhưng vẫn có những tiêu chí lựa chọn riêng của
vùng đất phương Nam.
Đình được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu gỗ, là
một quần thể kiến trúc nhiều nhà liên tiếp nhau
theo kiểu sắp đọi - tức là nhìn như những chiếc bát
úp vào nhau. Thực tế hiện nay, đình làng Nam Bộ
có kiến trúc khá đa dạng, về cơ bản, quần thể ngôi
đình thường bao gồm: cổng đình, còn được quen gọi
là nghi môn. Tiếp đến là bình phong nằm giữa sân
đình. Mặt bình phong thường đắp nổi hoặc vẽ
hổ vàng. Sân đình thường có bàn thờ Thần Nông,
có nơi lập đàn tế chung với Thần Đất gọi là đàn Xã
tắc. Hai bên đàn thồ thường có miếu thờ cọp (Chúa
Xứ sơn quân) và miếu thờ Hội đồng hoặc thờ các nữ
thần dân gian. Ngôi đình chính thường có ba nếp
nhà tứ trụ, bô" trí kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Trên
nóc đình có biểu tượng lưỡng long tranh châu hoặc
lưỡng long chầu mặt nguyệt.
Bên trong mỗi đình có cách phân chia hơi khác
nhau, nhưng thường là có ba gian chính:
+ Võ ca (gian trước), dành làm nơi xây chầu và
hát tuồng vào mỗi dịp lễ Kỳ yên.
+ Võ quỵ (gian giữa) còn gọi ưỏ cua hay nhà chầu,
đặt bàn thò Hội đồng, cũng có nơi dùng làm chỗ
cho các chức sắc chầu lễ, cầm chầu (mỗi khi hát
bội) hoặc hội họp.
+ Chính điện hay chính tẩm (gian cuôl), là gian
thờ Thành hoàng làng.
31