Page 26 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 26
5. Di tích trong môi quan hệ với lể hội
Để tổ chức thành công các lễ hội truyền thôhg,
không thể không có sự đóng góp cực kỳ quan trọng
của các di tích - trong tư cách là cơ sở vật chất, là
thiết chế văn hóa, di sản văn hóa vật thể chứa
đựng các nội dung thực hành văn hóa phi vật thể
gắn với lễ hội. Các di tích quen thuộc gần gũi đưỢc
kể đến gồm: đình, đền, nghè, miếu, quán, phủ'...
a) Đình làng
Đình là công trình kiến trúc cô truyền của làng
quê Việt Nam, là nơi thò Thành hoàng và cũng là
nơi hội họp của người dân.
Ban đầu, đình là đình quán, nơi để nghỉ của các
làng mạc Việt Nam. Đến khoảng giữa thế kỷ XIII,
vua Trần Nhân Tông cho đắp các tượng Phật ở các
đình quán. Sau đó, đến thời Lê sơ, các đình làng
bắt đầu là nơi thờ Thành hoàng làng và là nơi hội
họp của dần chúng.
Đình làng thường đưỢc bố trí ở trung tâm làng
xã, địa điểm thoáng đãng nhìn ra dòng nước chảy
hoặc hồ nước. Trong tiềm thức văn hóa người Việt,
đình làng gắn liền với hình ảnh cây đa, giếng/bến
nưốc, là địa điểm sinh hoạt chung quan trọng của
làng xã.
1. Xem Nhiều tác giả: Hỏi và đáp về văn hóa Việt
Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, tạp chí Văn hóa nghệ thuật,
Hà Nội, 1998.
26