Page 24 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 24

Bằng  những  cách  thức  vận  động,  quy  ước  cụ
      thể,  bằng những tác  động lên  lòng tự hào,  tự tôn
      của từng người dân, từng gia đình - dòng họ, xóm
      ngõ... mà các lễ hội trở thành một trong những nơi
      chôn,  thòi  điểm  để  con  người  làng  xã  tham  gia
      sáng tạo,  tái hiện và  hưởng thụ  các  nhu  cầu  văn

      hóa  tinh  thần  chính  đáng  thể  hiện  mối  quan  hệ
      giữa người với người,  người vối thần thánh,  người
      với thiên nhiên (đại tự nhiên)  và dĩ nhiên,  không
      thể thiếu mối quan hệ của con người với chính bản
      thân  mình.  Những  giá  trị  đó  thể  hiện  tinh  thần
      dân chủ,  tính tự  quản  một cách  có ý thức  nhưng
      tự nhiên, không gượng ép.
         Giá  trị  cân  bằng  đòi  sông  tâm  linh  đưỢc  chú
      trọng  trong  lễ  hội.  Thông  qua  các  dịp  tổ chức  lễ
      hội,  con  người  sống  trong  cộng  đồng  được  thỏa

      mãn  nhu cầu  về đời  sống tâm  linh,  gắn  với  khái
      niệm  thiêng  liêng  và  phần  nào  giúp  họ  có  đưỢc
      cảm  giác  thăng hoa  trong cuộc  sông.  Không  gian
      thiêng, thời gian thiêng của  dịp lễ hội đưỢc coi là
      thời  điểm  mạnh  góp  phần  tạo  ra  sự  đối  lập  cân
      bằng  cho  con  người  vốh  gắn  nhiều  với  nhu  cầu
      thực dụng của đòi sống trần tục.
         Một  giá  trị  khác  của  lễ  hội  truyền  thống
      không  thể  không  nhắc  đến,  đó  là  tinh  thần
      hướng  về  cội  nguồn.  Ngày  nay,  khi  xã  hội  có
      nhiều biến đổi quan trọng thì giá trị này càng có ý
      nghĩa to lốn. Thông qua hoạt động lễ hội, con người


      24
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29