Page 32 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 32
Ngoài ra, ở hiên phụ (cất dọc theo các gian
chính), có thò thêm Tả ban, Hữu ban, Tiên sư,
Tiền hiền, Hậu hiền... Tùy theo diện tích đình, có
thể có thêm:
+ Nhà hậu hay nhà hội, để hương chức, ban tế
tự hội họp; nơi dân làng sắp lễ cúng tế.
+ Nhà trù (nhà bếp) và nhà ở của ông Từ giữ
đình V.V..
- Các lễ hội tổ chức ở đinh: Tập quán của từng
địa phương ở Nam Bộ có những khác biệt, nhưng
nhìn chung ở đình làng Nam Bộ thường diễn ra
các cuộc lễ như sau:
+ Lễ Niêm ấn và lễ Khai scfn: Tổ chức vào ngày
25 tháng Chạp, làm lễ rửa con dấu, bỏ vào hộp
niêm phong kín, mọi công việc hành chính trong
làng đểu tạm dừng.
Ngày mồng 7 tháng Giêng làm lễ Hạ nêu và lễ
Khai sơn (hay Khai hạ, Khai ấn). Sau khi làm lễ
Khai sơn, những người được chọn (thường là
hương chức) lấy cuốc bổ vài nhát tượng trưng gọi
là động thổ. Dân làng chính thức đưỢc cày cấy,
trồng trọt. Công việc hành chính trong làng trở lại
bình thường.
+ Lễ Bầu ông: Là nghi lễ dành cho cọp (hổ).
Người ta kiêng sỢ nên đã gọi cọp là Cả cọp - hay
Hương cả, người đứng đầu các vỊ hương chức trong
làng. Theo lệ, hằng năm đều có lễ “Bầu ông”, tức
là tôn cử Cả cọp với lễ vật là một con heo trắng và
32