Page 34 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 34
buổi chiều ngày ấy lớn nhỏ đều nhóm tại đinh, họ
ở lại suốt đêm ấy, gọi là túc yết. Sáng ngày mai
học trò lễ mặc áo, mão, gióng trông khua chiêng
làm lễ chánh tế, ngày sau nữa làm lễ dịch tế, gọi
là đại đoàn, lễ xong lui về. Ngày giờ cúng tế tùy
theo tục từng làng không đều nhau, hoặc lấy
tháng Giêng cầu phúc gọi là Tế xuân; hoặc lấy
tháng 8, 9 báo ơn thần là Tế thu, hoặc lấy trong ba
tháng mùa Đông là tế tròn năm thành công. Tê
chưng, tế lạp chạp là đáp tạ ơn thần. Việc tế đều
có chủ ý chung gọi là Kỳ yên. Ngoài tế phẩm ra có
mổ trâu, hò, và ca hát hay không ấy là tùy lệ từng
làng, việc ngồi có thứ tự đều nhượng cho vị hương
quan ngồi trên, hoặc làng nào có học thức thi làm
theo lễ Hương ẩm tửu, cùng giảng quốc luật và
hương ước, ấy gọi là làng có tục tốt. Củng trong
ngày ấy xét sổ sách làng coi trong một năm ấy
thâu nạp thuế khóa, tiêu dịch, lúa tiền thiếu thế
nào, ruộng nương được mất thế nào trinh bày tính
toán công khai; rồi cử người chức sự làm việc làng
và củng bàn giao chức vụ trong ngày ấy^.
Ban quý tế còn đưỢc gọi là Ban Hương chức hội
tề, hay Ban tê tự, gồm nhiều người có đạo đức tốt,
có nhiều cống hiến cho đình, cho làng. Ban này
đại khái chia ra làm ba loại:
1. Xem Trịnh Hoài Đức; Gia Định thành thông chí
(Bản điện tử). Nguồn; www.thuviengdpt.info/wp.
34