Page 33 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 33

một tò  giấy tiến cử (tục  lệ  này có  ghi  trong Minh
      điều hương ước ban hành năm  1852). Gần đây, tục
      cúng Cả  cọp vẫn  duy  trì  nhưng  chỉ  nhằm  cầu  an
      cho toàn dân.
         + Lễ Tam  nguyên:  là lễ cúng vào ba  ngày rằm
      lớn: tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Mưòi.

         + Lễ Hạ điền và lễ Thượng điền: Lễ Thượng điền
      được cử hành vào cuối mùa mưa, lúc mùa màng đã
      có kết quả. Hai lễ này mang tính chất lễ nghi nông
      nghiệp rõ rệt. Bên cạnh việc cầu Quốc thái dân an,
      Thiên hạ thái bình là lễ cúng Thần Nông, Hậu Tắc,
      Vũ Sư,  Phong Bá,  Điển Di...  Thông thường,  lễ  Hạ
      điền long trọng hơn lễ Thượng điền.
         Ngoài ra ở đình Nam Bộ còn có các lễ nhỏ khác,
      như: Giỗ hậu và Giỗ các  anh  hùng  lịch  sử; lễ  vía
      Bà (các  nữ thần  đưỢc  phối  tự);  và  các  lễ  khác  gọi
      chung  là Tứ  thời  tiết  lạp,  gồm: Nguyên  đán,  Hàn
      thực (mồng 3 tháng Ba âm hch), Thanh minh (trong
      khoảng  tháng  Ba  âm  lịch), Trung thu (rằm  tháng
      Tám  âm  lịch), Trùng cửu (mồng  9  tháng  Chín  âm

      lịch), Trùng  thập  (mồng  10  tháng  Mười  âm  lịch),
      Trừ tịch (30 tháng Chạp âm lịch).
         + Lễ Kỳ yên: Lệ phổ biến cứ ba năm tổ chức long
      trọng một lần,  nên  gọi  là Đại  lễ Kỳ yên (Tam  niên
      đáo lệ Kỳ yên). Sách Gia Định thành thông chí chép
      lễ này như sau:
         Mỗi  làng  (ở Nam  Bộ)  có  dựng  một  ngôi  đinh,
      ngày  cúng  tế phải  chọn  cho  được  ngày  tốt,  đến

                                                       33
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38